Tin liên quan
Hai bị cáo cướp giật bánh mì trong vụ án
Đây là một trong những nội dung chỉ đạo của Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình vào chiều qua, 25.7, sau khi nghe đại diện TAND TP.HCM báo cáo về nội dung và quá trình giải quyết vụ án cướp giật bánh mì xảy ra ở quận Thủ Đức, TP.HCM.
Theo báo cáo của đại diện TAND TP.HCM, trong vụ án này, Ôn Thành Tân, sinh ngày 10.9.1998 (khi phạm tội 17 tuổi một tháng tám ngày) và Nguyễn Hoàng Tuấn, sinh ngày 15.8.1998 (khi phạm tội 17 tuổi một tháng 27 ngày), bị Viện KSND quận Thủ Đức truy tố về tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 bộ luật Hình sự năm 1999. Ngày 20.7.2016, 2 bị cáo này đã bị TAND Q.Thủ Đức, TP.HCM kết án.
Trong vụ án này, các bị cáo Tân và Tuấn có hành vi cướp giật tài sản. Tuy nhiên, khi phạm tội các bị cáo đều là người chưa thành niên; tài sản bị chiếm đoạt có giá trị 45.000 đồng là không lớn và đã được thu hồi, trả lại cho người bị hại; sau khi phạm tội, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; về nhân thân, các bị cáo chưa có tiền án, tiền sự.
Theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, tại Điều 69 bộ luật Hình sự đã quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội với các nội dung cụ thể, trong đó việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích trong xã hội; Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng nhưng gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục; Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù…
Từ những căn cứ này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, việc các cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam đối với các bị cáo Ôn Thành Tân và Nguyễn Hoàng Tuấn là không cần thiết. Khi thụ lý vụ án, TAND quận Thủ Đức, TP.HCM đã thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là đúng quy định của Điều 69 bộ luật Hình sự, Điều 88 và Điều 303 bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong vụ án này, bị cáo Tân là người rủ bị cáo Tuấn đi cướp giật tài sản và là người điều khiển xe chở Tuấn đến nơi thực hiện tội phạm, sau đó chở Tuấn tẩu thoát. Tuy nhiên, TAND quận Thủ Đức lại nhận định bị cáo Tuấn có nhân thân không tốt vì có hành vi trộm cắp tài sản và đang bị VKSND huyện Củ Chi truy tố tại Cáo trạng số 117/Ctr/VKS-HS ngày 5.5.2016 nên đã tuyên hình phạt cao hơn bị cáo Tân là đánh giá không đúng vai trò của các bị cáo trong vụ án.
“Ở thời điểm này, bị cáo Tuấn chưa bị xét xử bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi trộm cắp tài sản thì không bị coi là tình tiết tăng nặng, là tái phạm, đồng thời về nhân thân của bị cáo cũng chưa bị xử phạt hành chính. Do đó, việc tòa án cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo Tân tám tháng 20 ngày tù và bị cáo Tuấn 10 tháng tù quá nghiêm khắc”, văn bản của TAND tối cao nêu rõ.
Để bảo đảm việc giải quyết vụ án trên đúng quy định của pháp luật, Chánh án TAND Tối cao yêu cầu: TAND TP.HCM khẩn trương kiểm tra để xác định: Nếu có kháng cáo của các bị cáo, người đại diện hợp pháp của các bị cáo, người bào chữa cho các bị cáo, hoặc có kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm của Viện KSND TP.HCM đối với bản án sơ thẩm, thì TAND TP.HCM thụ lý vụ án theo thủ tục phúc thẩm.
Khi xét xử phúc thẩm vụ án, tòa án cấp phúc thẩm cần nghiên cứu kỹ quy định của Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội để quyết định áp dụng nguyên tắc, biện pháp xử lý đối với các bị cáo Ôn Thành Tân và Nguyễn Hoàng Tuấn, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của các bị cáo.
Trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giao chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM rút hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị bản án hình sự sơ thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm và đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử giám đốc thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Chánh án TAND Tối cao cũng yêu cầu TAND các cấp, khi xét xử các vụ án hình sự phải chấp hành nghiêm túc các quy định của bộ luật Tố tụng hình sự về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với các bị cáo, đặc biệt là đối với bị cáo là người chưa thành niên. Các tòa án phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính độc lập trong xét xử để ra các bản án bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không được ra bản án, quyết định có nội dung chấp nhận sai sót nghiêm trọng của cơ quan điều tra, VKS trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố vụ án hình sự.
Theo Thanh Niên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy