Tin liên quan
Một trong những biểu hiện của mục tiêu trên chính là hàng loạt các thương vụ mua lại đầy tham vọng khiến mức độ phủ sóng của Alibaba không ngừng gia tăng.
Nicole Peng, giám đốc của hãng nghiên cứu công nghệ Canalys nhận xét: "Alibaba muốn xây dựng một thế giới mua sắm trực tuyến có tất cả mọi thứ mà các cửa hàng truyền thống vẫn thường bán. Bất kỳ điều gì bạn có thể làm với mua bán truyền thống, bạn cũng có thể thực hiện trên Alibaba. Đó thực sự là một mục tiêu lớn lao".
Thậm chí cả những cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ ở các vùng quê cũng đang thực hiện việc mua bán trên nền tảng của Alibaba.
Peng cho biết những vụ đầu tư của Alibaba được thiết kế để tự "nuôi" nhau, tạo ra một vòng tròn khép kín về sản phẩm và dịch vụ, đem đến trải nghiệm liền mạch cho người dùng trong cuộc sống của mình.
Vụ mua lại đội bóng Guangzhou Evergrande đã nhận những lời chỉ trích nặng nề vì nhiều người cho rằng đây là một món hàng phù phiếm. Ông chủ Jack Ma còn bị cho rằng đã bị chuốc say trong buổi đàm phán và kết thúc việc thỏa thuận bằng một cuộc điện thoại kéo dài 15 phút. Hay quyết định mua lại tờ báo tiếng Anh ở Hồng Kông có tên South China Morning Post cũng khiến nhiều người phải nhíu mày thắc mắc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng chỉ ra tính kỷ luật trong những thương vụ của Alibaba. Thay vì mua lại toàn bộ doanh nghiệp ngay khi mới bắt đầu, hãng thường đầu tư một khoản tiền nhỏ trước và chỉ quyết định tăng lượng cổ phần sở hữu sau khi đối tượng cho thấy khả năng phát triển. Ví dụ như trường hợp của UCWeb, trước khi nuốt chửng công ty, Alibaba sở hữu tới 66% cổ phần.
Những thử thách tiếp theo mà Alibaba gặp phải trong tương lai chính là kết hợp phần giải trí và thương mại vào trong dữ liệu về mỗi người dùng. Ví dụ, người hâm mô của đội bóng Guangzhou Evergrande khi xem video về câu lạc bộ trên Youku, họ sẽ nhìn thấy những quảng cáo Adidas và có dẫn link về một trong những trang bán hàng của Alibaba.
Với một số trường hợp khác, Alibaba đầu tư vào cùng lúc hai công ty là đối thủ của nhau bởi khi thị trường ngày càng phát triển, thị phần của cả hai đều gia tăng. Chẳng hạn, người đứng sau hai ứng dụng gọi taxi phổ biến bậc nhất tại quốc gia này chính là Alibaba và về sau, hai công ty này được sát nhập thành một doanh nghiệp Didi Chuxing.
Phát ngôn viên của Alibaba từ chối bình luận về nhận định này. Trong khi đó, ở cuộc họp cổ đông gần đây, tập đoàn này khẳng định: "Các thương vụ mua lại luôn được thực hiện với tính chiến lược chứ không vì mục tiêu tài chính".
Theo Vnexpress.net
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy