Sau nhiều ngày chất lượng không khí được cải thiện, từ hôm qua, trời mưa phùn như một màn sương bao trùm cả thành phố. Có lẽ vì vậy, mức độ ô nhiễm không khí ở TP.Hà Nội lại gia tăng.
Sáng nay, lúc 8 giờ sáng ngày 14/1, Air Visual cảnh báo ở ngưỡng màu tím – rất xấu. Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới (Air Visua), áp dụng cách tính AQI của Mỹ, cảnh báo chất lượng không khí tại Hà Nội ở ngưỡng màu tím, giá trị AQI là 219 – rất xấu, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người.
Chất lượng không khí ở Hà Nội báo động tím.
Những khu vực có giá trị AQI cao: Nhổn (228), Mỹ Đình (209), đường Phạm Văn Đồng (224), hồ Thành Công (224), chợ hoa Quảng An (261), phố Hàng Bài (233)…
Bảng hiển thị kết quả quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội ngoài màu tím còn xen kẽ màu đỏ, giá trị AQI cao - ngưỡng chất lượng không khí xấu, có thể có hại cho tất cả mọi người.
Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP.Hà Nội, áp dụng cách tính AQI của Việt Nam cũng cho kết quả quan trắc chất lượng không khí ở ngưỡng màu tím, AQI là 203.
Điểm quan trắc chất lượng không khí của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặt tại quận Long Biên, TP.Hà Nội, cũng cho kết quả ở ngưỡng màu đỏ, giá trị AQI là 181 theo cách tính AQI của Việt Nam.
Chất lượng không khí ở TP.HCM cải thiện hơn so với Hà Nội, không xuất hiện điểm quan trắc nào màu tím.
Tại TP.HCM, chất lượng không khí được Air Visual cảnh báo tốt hơn Hà Nội, giá trị AQI là 168 – tương đương ngưỡng cảnh báo màu đỏ, xen lẫn màu cam. Dự báo, trong ngày hôm nay chất lượng không khí cải thiện - ở ngưỡng màu vàng. Người dân có thể tạm thời yên tâm.
Air Visual xếp hạng Hà Nội đứng thứ 4/95 thành phố có mức độ ô nhiễm không khí nhất thế giới, chất lượng không khí tệ hơn tất cả các thành phố của Trung Quốc; TP.HCM xếp hạng thứ 19/95 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
Trước đó, Bộ Y tế có khuyến cáo, khi chất lượng không khí từ ngưỡng xấu trở lên (chỉ số AQI từ 150), người dân nên hạn chế ra khỏi nhà, đi tập thể dục, làm việc ngoài trời.
Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Tra, rửa mắt bằng nước muối sinh lý trước khi đi ngủ. Người hút thuốc nên hạn chế hút thuốc lá, người không hút thuốc nên tránh xa khỏi thuốc lá.
Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào ở những thời điểm chất lượng không khí xấu, nhất là những gia đình ở gần đường giao thông và khu vực ô nhiễm. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. Hạn chế sử dụng và thay thế bếp than tổ ong bằng bếp điện, bếp từ.
Người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mãn tính, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng kể trên nghiêm ngặt hơn. Nếu có bất thường cần đến cơ sở y tế kịp thời.
Số liệu cập nhật lúc 8h, lấy số liệu từ ứng dụng Air Visual. Các chỉ số đo khác nhau có thể do địa điểm, công thức tính, máy đo. |
- Chất lượng không khí ngày 13/1: Hà Nội ở ngưỡng xấu, có hại cho sức khỏe
- Chất lượng không khí ngày 12/1: Không khí lạnh về, Hà Nội có một ngày trong lành
- Chất lượng không khí ngày 10/1: Gần đến Tết Nguyên đán, Hà Nội ô nhiễm hơn TP.HCM
- Chất lượng không khí ngày 8/1: Hà Nội, TP.HCM cải thiện, ở ngưỡng trung bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy