Tin liên quan
Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa) cùng với các nhà lãnh đạo châu Á trong một buổi họp về ngân hàng AIIB (ảnh: AP)
Bốn đồng minh chủ chốt của châu Âu: Pháp, Đức và Ý đã cùng với Anh quyết định gia nhập ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu AIIB, vốn được coi là đối thủ của World Bank do Trung Quốc một tay “dựng lên”.
Đây là cú giáng mạnh cho những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn các quốc gia phương Tây không tham gia vào định chế tài chính này khi nó ra mắt tại Trung Hoa vào năm ngoái.
Ngân hàng AIIB ra mắt tại thủ đô Bắc Kinh cuối năm ngoái. Tổ chức tín dụng này có sự chung vốn của 21 quốc gia và Trung Quốc đóng vai trò là "ông chủ" về với vai trò là cổ đông chi phối khi cổ phần lên tới 50%.
Ba chính quyền châu Âu thông báo quyết định gia nhập ngân hàng vốn điều lệ lên tới 50 tỉ USD này vào tuần trước.
Úc, một đồng minh chủ chốt của Mỹ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã gặp phải áp lực từ Washington khi “nhăm nhe” có ý định gia nhập AIIB và giờ cho biết sẽ suy nghĩ lại về quyết định đó.
Quyết định này của châu Âu cho thấy sự thụt lùi trong những chính sách của ông Obama, từng khuyên rằng các nước này sẽ mở rộng được tầm ảnh hưởng nếu họ nắm tay nhau và đứng ngoài việc tham gia AIIB.
Ngân hàng AIIB với những chức năng nhiệm vụ tương tự như Ngân hàng Thế giới (World Bank) được chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố ra mắt vào năm ngoái, là một yếu tố trong những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trên thị trường tài chính quốc tế. Đây đã trở thành vấn đề trung tâm xoay quanh những mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc xác lập luật lệ kinh tế và thương mại tại châu Á trong những thập kỷ tới.
Khi Anh thông báo quyết định gia nhập AIIB vào tuần trước, chính quyền ông Obama đã nói với tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) đây là một phần của xu hướng “cho vay lâu dài” của Trung Quốc. Anh muốn giành “lợi thế của người đầu tiên” khi ký thỏa thuận tham gia AIIB trước các thành viên khác của nhóm G7.
Anh quốc hy vọng sẽ được trở thành điểm đến số 1 của những khoản đầu tư từ Trung Quốc.
Đại diện tập đoàn nghiên cứu kinh tế Peterson của Mỹ cho biết trong thập kỷ tới, 8 nghìn tỉ USD đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực châu Á sẽ bị thiếu hụt và AIIB sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Dự kiến Trung Quốc có thể đưa ra gói đầu tư trị giá 100 tỉ USD, giá trị tương đương với World Bank và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Đáp lại, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết họ công nhận tầm quan trọng của những khoản đầu tư tái cấu trúc cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, họ cũng nói bất kỳ một định chế tài chính mới nào cũng nên “kết hợp với những tiêu chuẩn mà cộng đồng quốc tế đã cất công xây dựng”, và những thành viên mới của AIIB nên “thúc đẩy việc thực thi theo những tiêu chuẩn cao tương tự”.
Truyền thông Hàn Quốc cũng cho biết sẽ suy nghĩ lại về lời mời tham gia ngân hàng AIIB. Nhật Bản, đồng minh của Mỹ trong khu vực, đang lo lắng bởi những ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc, không kỳ vọng sẽ trở thành một thành viên của tổ chức tài chính này.
Trung Quốc cho biết hạn cuối để các quốc gia quyết định có gia nhập AIIB không là vào ngày 31/3 năm nay.
Tú Anh (theo FT)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy