Dòng sự kiện:
Đối thủ đáng gờm của World Bank ra mắt
25/10/2014 11:24:47
ANTT.VN - Tổ chức tín dụng với số vốn 50 tỷ USD do Trung Quốc đứng đầu trở thành đối thủ đáng ngại cho các định chế tài chính lâu năm như World Bank, ADB. Tuy nhiên, việc khai sinh ngân hàng này đã vấp phải nhiều sự phản đối từ các quốc gia trên thế giới.

Tin liên quan

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp khách mời trong buổi ra mắt AIIB (Ảnh: Reuters)

Ngân hàng Đầu tư hạ tầng cơ sở Á Châu (AIIB) ra mắt tại thủ đô Bắc Kinh ngày 24/10/201.Tổ chức tín dụng này gồm 21 quốc gia. Với định chế tài chính này, Trung Quốc đóng vai trò là "ông chủ" về với vai trò là cổ đông chi phối khi cổ phần lên tới 50%.

Chính thức "trình làng" đúng một ngày (24/10/2014), nhưng giới tài phiệt cũng "ngã mũ" khi số tổ chức tài chính này công bố lượng vốn 50 tỷ USD để đảm bảo hoạt độn. Xét về góc độ tài chính, đâyđược xem là sự thách thức của Trung Quốc với các "anh cả" lâu năm trong làng tài chính như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) mà Bắc Kinh cho rằng bị chi phối bởi Mỹ và các đồng minh.

Những động thái phản ứng kịch liệt của Mỹ

Tuy nhiên sự ra mắt của ngân hàng này đã vấp phải một “hàng rào” và không thật sự "thuận buồm xuôi gió" khi 3 đại diện châu Á như nền kinh tế tên tuổi trong khu vực như Indonesia, Úc và Nam Triều Tiên không có mặt trong buổi lễ ra mắt định chế tài chính này. 

Trong khi đó, đối lại với những động thái của Trung Quốc, một mặt Mỹ thể hiện trên quan điểm ngoại giao rằng họ phản đối sự ra đời của AIIB, một mặt Hoa Kỳ có những động thái vận động hành lang bất lợi cho AIIB.

Theo người phát ngôn của Bộ ngoại giao Jen Psaki, Bộ trưởng Ngoại giao Jonh Kerry đã thông suốt với Trung Quốc cũng như các đối tác khác rằng luôn ủng hộ mọi ý trưởng về ngân hàng tái cấu trúc châu Á. "Tuy nhiên chúng tôi cũng luôn mong rằng tổ chức đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý và minh bạch” và “chúng tôi rất đang quan tâm về bản chất vẫn còn mơ hồ của đề xuất hoạt động AIIB mà chúng tôi cũng đã thể hiện với công chúng”.

Những báo lớn như Reuters, CNBC... dẫn lời Bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ John Kerry nói rằng "đã tạo áp lực bắt buộc Úc không được ra nhập AIIB".

"Úc đã phải chịu  sức ép từ Mỹ nên mới không tham gia vào AIIB", Australian Financial Review, tờ báo chuyên về bình luận tài chính cho biết  ông Jonh Kerry đã nói riêng với phó thủ tướng Úc Tony Abbott để ngăn việc Úc tham gia vào AIIB , cụ thể ông John Kerry đã đặt vấn đề trực tiếp với phó thủ tướngÚc khi cả hai gặp gỡ tại Jakarta sau lễ nhận chức của Tổng thống Indonesia Joko Widodo”

ADB tỏ thái độ tiêu cực

Không riêng gì Úc, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc), một trong những đồng minh mạnh nhất của Washington cũng đã thể hiện sự chần chừ khi xem xét tham gia vào AIIB dưới sức ép của Washington. Tháng trước  bộ trưởng tài chính Hàn Quốc đã cho biết sẽ chính thức tham gia vào AIIB. Bộ trưởng Tài chính của của xứ sở Kim Chi cho biết vào tuần trước rằng ông đã nói với Trung Quốc để  xem xét  bộ máy quản lý của AIIB và các quy định hoạt động của tổ chức này và cân nhắc việc tham gia.

Tờ JoongAng Daily của Seoul dẫn lời nhà ngoại giao Hàn QUốc cho biết, trong khi Bắc Triều Tiên đã ra khỏi danh sách thành viên sáng lập AIIB , đó vẫn là vấn đề tiến thoái lưỡng nan  để tìm ra chiến lược phù hợp khi Trung Quốc cố tình thách thức những luật lệ quốc tế.

Được cho là đối thủ cạnh tranh, ADB cũng tỏ thái độ tiêu cực đối với sự kiện này. Giám đốc ADB cho biết ông không ủng hộ ngân hàng do Trung Quốc chi chi phối– tổ chức có mục đích hoạt động không khác gì với ADB. “Tôi hiểu ý kiến đó, nhưng tôi không ủng hộ” – Chủ tịch ADB Takehiko Nakao cho biết “và tôi cũng  không quá quan tâm đến vấn đề đó”, Chủ tịch ADB, nói.

ADB được thành lập vào năm 1966 với nhiệm vụ cung cấp các khoản tín dụng và trợ cấp với lãi suất tháp hơn thị trường cho các nước thu nhập trung bình. Cuổi năm 2013, ngân hàng này đã cho vay tổng cộng 21,02 tỉ đô laTrung Quốc sở hữu 6,5% cổ phần trong ADB trong khi Mỹ và Nhật Bản mỗi quốc gia sở hữu 15,6%.

Lý Tú Anh ( Theo Reuters)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến