Tin liên quan
uồn: Internet)
Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ tháng 8 giảm 0.8% tương đương với mức giảm trong tháng 7. Đây là lần giảm thứ 7 liên tiếp trong 12 tháng. Chỉ số giá sản xuất giảm tuy nhiên được bù đắp bởi lợi nhuận tăng trong ngành may mặc, giày dép và các phụ kiện bán lẻ.
Đồng đô la Mỹ tăng giá so với các đồng tiền khác đã làm giảm chi phí nhập khẩu, tăng áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp trong nước phải giảm giá. Đồng thời giá nhiên liệu giảm kéo theo chỉ số sản xuất PPI giảm trong tháng 8. Đối với nền kinh tế đang cần lạm phát như Mỹ thì đây là một rủi ro lớn.
Lạm phát duy trì ở mức thấp, dưới mức kỳ vọng của FED là 2% mặc dù thị trường lao động đã được thắt chặt. Theo báo cáo việc làm tháng 8/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5.1% - mức thấp nhất trong vòng 7 năm. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm nhưng số lượng việc làm mới lại chỉ đạt 173.000 việc làm, còn cách xa mốc dự đoán 220.000. Những bất ổn ngày càng gia tăng tại thị trường Trung Quốc cũng như những ảnh hưởng bởi biến động của thị trường tài chính toàn cầu khiến các nhà hoạch định chính sách FED phải thận trọng cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm sau thông tin chỉ số PPI được công bố, trong khi đồng USD ngày càng mạnh lên so với các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ quốc tế và nợ công của Mỹ tăng. Theo báo cáo được công bố, giá xuất khẩu của Mỹ giảm 1.8% trong tháng 8, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 giảm 0.6%, trong đó tỷ lệ sụt giảm nhóm hàng xăng dầu chiếm gần 2/3. Các mặt hàng ngũ cốc, xe tải, sắt thép phế liệu và chi phí nhiên liệu cũng đồng loạt giảm.
Giá bán buôn thực phẩm tháng 8 tăng 0.3% do dịch cúm gia cầm từ đầu năm có dấu hiệu chững lại. Giá thực phẩm giảm 0.1% so với tháng 7. Giá bán buôn mặt hàng thịt gà tăng 23.3%, sau khi giảm 24.2 % vào tháng 7. Doanh thu từ các ngành dịch vụ thương mại tăng 0.9% trong tháng 8, trong đó đóng góp 7% mức tăng doanh thu từ các mặt hàng may mặc, giày dép và phụ kiện bán lẻ.
Đồng USD tăng 17.5% so với các đồng tiền chủ chốt khác kể từ tháng 7 năm 2014 đã kiềm chế đà tăng chỉ số giá sản xuất PPI. So với cùng kì tháng 8 năm ngoái chỉ số giá sản xuất chỉ tăng 0.7%.
* Producer Price Index (PPI) – Chỉ số giá sản xuất
Định nghĩa: PPI đo lường mức giá trung bình của một rổ hàng hoá và tiền vốn cố định ở mức giá bán sỉ. Có 3 dạng của PPI đó là : công nghiệp , hàng hoá và quá trình sản xuất.
Ý nghĩa: việc kiểm soát chỉ số PPI (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được xem là rất quan trọng nhằm ổn định mức giá hàng tháng. Nó còn được gọi là core PPI, cho ta một bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.
Sự thay đổi của core PPI được coi là 1 dấu hiệu của lạm phát. Áp lực của lạm phát được sản sinh khi core PPI tăng cao trên mức dự kiến.
Hân Vi (Theo The Nation)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy