Chính phủ đồng ý đầu tư cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức BOT
15/10/2014 16:34:40
ANTT.VN – Ngày 14/10, Chính phủ ra Văn bản số 2035/TTg – KTN đồng ý về nguyên tắc việc đầu tư đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận theo hình thức Hớp đồng BOT và phương án Nhà nước hỗ trợ đầu tư bằng quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Văn bản nêu  rõ: Xét đề nghị của Bộ GTVT và ý kiến của các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về việc đầu tư, xây dựng dự án đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận Chính phủ có ý kiến, cụ thể như sau: Chính phủ đề nghị Bộ GTVT tính toán phương án phân kỳ đầu tư đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao thông và khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, đồng thời, tiếp tục làm việc với các nhà tài trợ để thu xếp nguồn vốn đầu tư, bao gồm cả đoạn cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 217/TTg – KTN ngày 20/2/2012.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ kết nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương (đường màu đỏ) tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (chấm vàng). Ảnh: Google maps.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng BGTVT căn cứ vào tính cấp bách của Dự án để quyết định và chịu trách nhiệm về việc chỉ định đầu tư.

Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT xác định nguồn vốn để hoàn ứng vốn ngân sách nhà nước đầu tư Dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương, báo cáo Chính phủ.

Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư gần 25.000 tỷ đồng và được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1A xây dựng với quy mô nền đường bằng khoảng 1/2 quy mô giai đoạn 1, theo hình thức Hợp đồng BOT, tiến độ hoàn thành năm 2018, giai đoạn 1B mở rộng thành đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, dự kiến sử dụng nguồn vốn ODA, tiến độ hoàn thành năm 2022. Giai đoan 2 hoàn thiện theo quy mô quy hoạch, đường cao tốc 6 làn xe.

Toàn tuyến có hơn 60 cầu các loại và công trình, thiết bị phục vụ khác.

Tuyến cao tốc này là một phần của tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ, năm trong Quy hoạch phát triển đường bộ đã được chính phủ phê duyệt, bên cạnh đó cũng nằm trong Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng GTVT vùng ĐBSCL và thuộc hệ thống trục đường cao tốc Bắc – Nam, nằm trong danh mục các công trình trọng điểm quốc gia.

Dự án được xây dựng với mục đích rút ngắn thời gian lưu thông từ TP.HCM đến các tỉnh ĐBSCL nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội của khu vực này và giúp giảm tải cho QL 1A. Đoạn cao tốc TP.HCM – Trung Lương có chiều dài 40km đã được đưa vào lưu thông hồi tháng 2/2010.

Dự án Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 54 km, có điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa và điểm cuối tại giao bờ Bắc cầu Mỹ Thuận, tốc độ thiết kế 120km/h.

Dự án này trước đây do Công ty cổ phần Phát triển đường coa tốc BIDV làm chủ đầu tư và được khởi công hồi cuối tháng 11/2009, với tổng số vốn là 19.000 tỷ đồng. Nhưng, sau 2 năm đơn vị này đã trả lại dự án vì không huy động được nguồn vốn. Sau đó dự án được giao cho Cửu Long CIPM quản lý và tìm kiếm nguồn vốn ngoài ngân sách để xây dựng.

Kiều Chinh
 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến