Người chưa có căn cước công dân được đứng tên trên sổ đỏ không? (Ảnh minh họa)
Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 quy định mọi cá nhân đều có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luậtdân sự có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết đi.
Theo quy định của Luật căn cước công dân năm 2014 thì công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên thì được cấp căn cước công dân và được cấp đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Khoản 1 Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Sổ đỏ) được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo đó, người quyền sử dụng đất được quy định tại điều 5 Luật Đất đai 2013 gồm: Hộ gia đình, cá nhân; doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước…Tuy nhiên, khi nhắc đến độ tuổi thì người sử dụng đất sẽ là cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ngoài ra, tại điểm a khoản 1 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT khi ghi thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được cấp Sổ đỏ theo quy định sau:
Với cá nhân trong nước thì ghi: "Ông" (hoặc "Bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "CMND số:..."; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi "CMQĐ số:…"; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân thì ghi "Giấy khai sinh số….".
Trường hợp, Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định đối với cá nhân trong nước; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất.
Theo quy định trên thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chưa có chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân vẫn được cấp Giấy chứng nhận và khi đó sẽ ghi số giấy khai sinh.
Dưới 18 tuổi giao dịch qua người đại diện theo pháp luật
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là việc cá nhân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên thường có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trừ các đối tượng sau đây:
- Người mất năng lực hành vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Đối với người dưới 18 tuổi thì Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
- Người chưa đủ 6 tuổi sẽ không được tự mình thực hiện các giao dịch dân sự mà đều do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được phép xác lập, thực hiện giao dịch dân sự khi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những trường hợp dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và những giao dịch phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy