Đầu tư công có thể sẽ là chất xúc tác cho nhiều cổ phiếu trong thời gian tương đối dài.
TTCK phiên giao dịch 27/10 bất ngờ tăng mạnh, chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 1,423.02 điểm (+31.39 điểm), còn chỉ số VN30 đóng cửa tại mốc 1,516.46 điểm tăng 33.84 điểm. Đây là một phiên giao dịch có nhiều điểm nhấn.
Thứ nhất, mức giá đóng cửa này chạm đến đỉnh cũ mà thị trường đã thiết lập đầu tháng 7 vừa qua. Thứ hai, đây là phiên có mức tăng mạnh trong nhiều tháng qua, đồng thời kéo theo dòng tiền lớn chảy vào thị trường. Hàng loạt các cổ phiếu tăng giá, đặc biệt là những cổ phiếu lớn như GAS, MSN, VIC, VHM... đều tăng mạnh. Các cổ phiếu Ngân hàng cũng tăng giá dù chưa thực sự ấn tượng nhưng cũng đóng góp không nhỏ vào mức tăng này. Điều này xảy ra do có thông tin rằng sẽ có gói kích thích cực lớn nhằm thúc đẩy kinh tế, hỗ trợ an sinh sau đại dịch vừa qua.
Chúng ta đã từng nói đến gói kích thích này và nếu có, TTCK còn “thăng hoa” và thiết lập đỉnh cao mới. Tuy nhiên, tính đến lúc này chưa có một thông tin chính thức nào được công bố liên quan đến gói kích thích nhưng phản ứng của thị trường là rất tích cực. Thực tế, nhà đầu tư (NĐT) truyền tay nhau tờ trình Chính phủ của Bộ KH&ĐT về “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19”. Mặc dù vậy, điều này cũng là tất yếu bởi nếu không có sẽ khó có thể vực dậy nhanh chóng nền kinh tế vốn đang yếu.
Theo đó, chúng ta cũng cần phân tích thật kỹ lợi thế từng ngành, từng lĩnh vực bởi thực tế không như lý thuyết. Cá nhân tôi cho rằng những biến động từ thế giới mới mang đến lợi thế cho doanh nghiệp lớn hơn cả. Nói về từng doanh nghiệp thì giai đoạn này, “con voi hoàn toàn có thể phi nước đại” bởi họ có tiềm lực rất lớn, đặc biệt lại không chịu nhiều ảnh hưởng từ đại dịch. Nhiều doanh nghiệp ốm yếu cho dù nhìn thấy cơ hội nhưng lại không thể tận dụng sẽ khó có được cơ hội này. Thị phần sẽ bị những doanh nghiệp lớn này “nuốt” dần, thậm chí nhiều doanh nghiệp có thể lấn sân sang lĩnh vực khác nhờ các thương vụ M&A.
Bởi vậy, những doanh nghiệp như vậy được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh hơn. Xét trên phương diện các ngành nghề, đầu tư công có thể sẽ là chất xúc tác dẫn dắt cuộc tăng giá của nhiều cổ phiếu trong thời gian tương đối dài. Vốn cho mảng này sẽ vô cùng lớn và tác động mang tính lan tỏa cao nên sẽ được ưu tiên nhất. Vì thế, kỳ vọng của NĐT vẫn cần đi kèm với nó là sự kiên trì mới đem đến thành quả cao.
Tuy nhiên, với với phản ứng của thị trường như hiện nay, có lẽ các cơ quan quản lý cũng sẽ thận trọng trước một con sóng lớn hình thành bóng bóng tài sản trong tương lai. Hơn thế nữa, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta kỳ vọng lạm phát không tăng cao nhưng sẽ khó kiềm chế trong năm 2022. Khi đó, với gói kích thích lớn xuất hiện thì nhiều nguy cơ cũng như rủi ro sẽ đến, và rõ ràng nó cần có sự xem xét thấu đáo để có quyết định cuối cùng.
Tác giả: Hữu Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy