Tin liên quan
Mùa công bố báo cáo tài chính quý III/2016 của các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn sôi động nhất, tuy nhiên, thị trường phản ứng khá tiêu cực. Đáng chú ý, ngày hôm qua (24/10), khi lần lượt những tên tuổi lớn như VNM, HPG, FPT… đưa ra kết quả kinh doanh khả quan, nhưng các mã này đều bị bán mạnh và giảm giá.
Bên cạnh áp lực bán trong nước, nhà đầu tư nước ngoài cũng đẩy mạnh bán ròng, với tâm điểm bán ra là cổ phiếu lớn VNM, đã góp phần đẩy giá cổ phiếu này giảm khá sâu, tác động tiêu cực đến thị trường.
Chính diễn biến thiếu tích cực này khiến cho hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng khả năng tiếp tục giảm điểm của VN-Index trong phiên tới khá cao, khi thị trường không có trụ đỡ vững chắc. Theo SHS, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm điểm trong phiên 25/10, với mốc hỗ trợ gần nhất là 672 điểm.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, áp lực bán vẫn thường trực và tập trung ở nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ.
Kết thúc đợt 1, VN-Index giảm 1,73 điểm (-0,26%) xuống 676,29 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 2,58 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 30,2 tỷ đồng.
Sang đợt khớp lệnh liên tục, áp lực bán ồ ạt dâng cao và lan tỏa toàn thị trường khiến đà giảm tiếp tục nới rộng. Sau gần 1 giờ giao dịch, gần như toàn bộ các cổ phiếu trong nhóm VN30 đã chuyển sang giao dịch trong sắc đỏ (27 mã), cùng đà giảm của hơn trăm mã khác trên sàn khiến chỉ số VN-Index đánh mất hơn 1% và rơi xuống ngưỡng 670 điểm.
Tại sàn HNX, sắc đỏ cũng chiếm ưu thế trên bảng điện tử, trong đó, điểm tựa chính của thị trường là các mã trong nhóm HNX30 cũng hầu hết đều lùi về dưới mốc tham chiếu khiến HNX-Index giao dịch quanh mốc 82 điểm.
Trong khi áp lực bán dâng cao và lan rộng toàn thị trường thì lực cầu càng tỏ ra thận trọng, dòng tiền tham gia khá hạn chế khiến thanh khoản thấp. Sau 1 giờ giao dịch, tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn chỉ đạt khoảng 650 tỷ đồng.
Khi áp sát ngưỡng hỗ trợ mạnh 670 điểm, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc giúp thị trường dần hồi phục, tuy nhiên, dòng tiền chưa đủ mạnh để giúp VN-Index đảo chiều thành công, chỉ số này vẫn đóng cửa trong sắc đỏ.
Việc hỗ trợ giúp VN-Index thu hẹp đà giảm điểm có “ông lớn” VNM. Mặc dù báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2016 khả quan được công bố trong ngày hôm qua, nhưng trong phiên sáng nay mới phát huy tác dụng. Lực cầu ngoại và nội trở lại hấp thụ giúp VNM lấy lại sắc xanh về cuối phiên với mức tăng nhẹ 0,21%, đứng ở mức 141.300 đồng/CP, khớp hơn 0,9 triệu đơn vị.
Bên cạnh đó, một mã bluechip lớn khác cũng đảo chiều thành công nhờ số lãi khả quan trong quý III/2016 là FPT. Dù rung lắc đầu phiên nhưng áp lực bán giá thấp được tiết giảm giúp FPT hồi phục với mức tăng 0,93% lên mức giá 43.600 đồng/CP và khớp 0,64 triệu đơn vị.
Trái lại, MSN đang là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống. Với mức giảm 2,73%, MSN đang đứng ở mức giá thấp nhất ngày 64.200 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sau phiên quay đầu giảm điểm hôm qua, vua thanh khoản FLC đã đảo chiều thành công trong cuối phiên sáng nay với mức tăng 1,3% lên mức giá 6.260 đồng/CP và khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường 7,68 triệu đơn vị.
Các mã thị trường khác như HHS, KBC, ITA, DLG, TSC… đều đóng cửa trong sắc đỏ với lượng khớp vài triệu đơn vị.
Điểm nóng trong phiên sáng nay vẫn là ROS. Sau nhịp hạ nhiệt đầu phiên do ảnh hưởng chung của thị trường, ROS đã nhanh chóng lấy lại sắc tím và leo lên mức giá 72.200 đồng/CP.
Như vậy, tính trong gần 2 tháng chào sàn (từ 1/9) đến nay, ROS đã có mức tăng kỷ lục 587,62%.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 71 mã tăng và 139 mã giảm, chỉ số VN-Index giảm 2,72 điểm (-0,4%) xuống 675,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 67,42 triệu đơn vị, giá trị 1.221,6 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 6,21 triệu đơn vị, giá trị 134,47 tỷ đồng. VN30-Index giảm 3,63 điểm xuống 644,66 điểm với 7 mã tăng, 17 mã giảm và 6 mã đứng giá.
Tương tự, nhóm HNX30 cũng là tác nhân chính đẩy thị trường đi xuống khi có tới 21 mã giảm, chỉ 3 mã tăng, chỉ số HNX30-Index giảm 0,8 điểm (-0,53%) xuống 150,66 điểm.
Toàn sàn HNX có 63 mã tăng và 108 mã giảm, chỉ số HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,47%) xuống 82,49 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 23,53 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 236,97 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chưa tới 10 tỷ đồng.
Đáng chú ý, HKB sau phiên tăng trần hôm qua đã nhanh chóng trở lại đà giảm sàn do áp lực bán gia tăng mạnh. Với mức giảm 9,4%, HKB lùi về mức giá sàn 5.800 đồng/Cp với khối lượng khớp lớn nhất sàn đạt 4,2 triệu đơn vị.
Giao dịch trên sàn HNX khá thấp, ngoài HKB, chỉ có 3 mã quen thuộc có khối lượng khớp hơn 1 triệu đơn vị gồm PVX, SHB và VCG. Trong đó, VCG lội ngược dòng thành công khi đảo chiều tăng điểm, tuy nhiên, đà tăng chưa đủ mạnh để cứu thị trường thoát phiên giảm điểm trước áp lực bán trên diện rộng.
Nên đọc
Theo ĐTCK
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy