Dòng sự kiện:
Chứng khoán sáng 25/8: Tiền chảy đều, VN-Index hãm đà giảm
25/08/2016 14:08:19
Chịu áp lực chốt lời từ một số mã lớn, VN-Index có lúc xuống dưới 657 điểm và tưởng chừng chỉ số này sẽ đe dọa ngưỡng 655 điểm, nhưng nhờ dòng tiền vẫn chảy đều, đà giảm được hãm lại, VN-Index trở lại đóng cửa gần mốc tham chiếu.

Tin liên quan

Trong phiên hôm qua, sau nhịp tăng mạnh đầu phiên, thị trường đã trở lại xu thế lình xình đi ngang và diễn biến khá giằng co quanh ngưỡng 660 điểm. Dù Vn-Index giữ được mốc 660 điểm nhưng độ rộng thị trường không mấy bền vững. Các cổ phiếu trong nhóm xây dựng, dược, thép, dệt may là điểm nhấn của thị trường.

Bên cạnh đó, giao dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn tác động thiếu tích cực tới tâm lý thị trường khi trạng thái bán ròng khá mạnh tiếp tục diễn ra trên sàn HOSE. Chỉ tính trong 9 phiên gần đây, khối này đã bán ròng lên đến gần 1.560 tỷ đồng trên sàn HOSE, gần bằng con số kỷ lục của cả tháng 4.

Với những diễn biến trên, hầu hết các công ty chứng khoán đều nhận định thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang tích lũy với những nhịp tăng giảm đan xen trong ngắn hạn. Theo SHS, dòng tiền hiện tại vẫn chưa có xu hướng lan rộng và thị trường vẫn chủ yếu giao dịch quanh ngưỡng 660 điểm.

Mặt khác, thị trường còn nhận thông tin thiếu tích cực từ việc giá dầu thô đã điều chỉnh mạnh trở lại trong phiên thứ Tư sau khi EIA công bố kho dự trưc dầu thô của Mỹ tuần trước tăng thêm 2,5 triệu thùng. Điều này đã tác động tối diễn biến giá các cổ phiếu dầu khí khi bước vào phiên giao dịch sáng nay 25/8. Cùng với việc điều chỉnh của nhiều cổ phiếu bluechip khác, thị trường nhanh chóng quay đầu giảm điểm ngay khi bước vào phiên giao dịch.

Kết thúc đợt 1, Vn-Index giảm 1,2 điểm (-0,18%) xuống 659,57 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 4,28 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 91,05 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, sắc đỏ vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử khiến đà giảm thị trường tiếp tục được nới rộng, chỉ số VN-Index ngày càng lùi xa khỏi mốc 660 điểm.

Trong khi cặp đôi lớn cổ phiếu dầu khí là PVD và GAS chịu tác động của diễn biến giá dầu giảm mạnh đang giao dịch trong sắc đỏ thì các cổ phiếu ngành thép tiếp tục thăng hoa và giao dịch sôi động.

Hôm nay (25/8) là ngày giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức năm 2015 bằng tiền mặt, tỷ lệ 15% và bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, nên HPG sẽ thực hiện điều chỉnh giá tham chiếu từ 49.000 đồng/CP xuống 41.300 đồng/CP.

Sau gần 1 giờ giao dịch, HPG tăng 3,4% lên 42.700 đồng/Cp với khối lượng khớp 2,32 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường.

Các cổ phiếu khác trong ngành cũng tăng tốt như HSG tăng 1,9% và khớp 1,44 triệu đơn vị, NKG khớp 5,9%, TLH khớp 2,8%, PHT tăng 1,8%...

Ở nhóm cổ phiếu đáng chú ý, trong khi cặp đôi HAR và DRH tiếp tục có phiên tăng trần thứ 2 thì TNT đã ghi nhận phiên giảm sàn thứ 10 liên tiếp với lượng dư bán sàn chất đống, hơn 4,1 triệu đơn vị.

Mặc dù thông tin giá dầu thô giảm mạnh đã tác động lên diễn biến của các cổ phiếu họ P vào đầu phiên nhưng càng về cuối phiên, các mã này dần hồi phục cùng với đà tăng mạnh của các cổ phiếu ngành thép giúp thị trường thu hẹp đà giảm mạnh. Tuy nhiên, các cổ phiếu bluechip khác vẫn diễn biến thiếu tích cực khiến thị trường thiếu động lực để hồi phục.

Trong nhóm Vn30 chỉ có 6 mã tăng, còn lại 18 mã giảm và 6 mã đứng giá; còn nhóm HNX30 cũng có 7 mã tăng, 9 mã đứng giá và 13 mã giảm giá.

Chốt phiên giao dịch sáng, VN-Index giảm 1,52 điểm (-0,23%) xuống 659,25 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 55,62 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 1.245,57 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 5,15 triệu đơn vị, giá trị 156,38 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, sắc đỏ vẫn chiếm áp đảo với 83 mã giảm và 59 mã tăng, chỉ số HNX-Index giảm 0,18 điểm (-0,22%) xuống 82,95 điểm. Thanh khoản khá thấp với tổng khối lượng giao dịch đạt 14,3 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 178 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chỉ đóng góp hơn 2 tỷ đồng.

Trái với việc VNM, BVH lấy lại mốc tham chiếu, GAS thu hẹp đà giảm, PVD đảo chiều tăng điểm; trụ cột MSN lại có diễn biến thiếu tích cực khi chuyển sang giao dịch trong sắc đỏ với mức giảm 1,63% xuống mức thấp nhất trong phiên 60.500 đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu ngành thép vẫn là điểm nhấn của thị trường. Trong đó, HPG tăng 3,39% đứng ở mức giá 42.700 đồng/CP và khớp hơn 4 triệu đơn vị, vẫn giữ vị trí dẫn đầu thanh khoản trên sàn; cổ phiếu đầu ngành khác là HSG tăng 1,2% lên 42.400 đồng/CP và khớp 2,4 triệu đơn vị; TLH tăng 1,9% và khớp hơn 2 triệu đơn vị; còn lại các mã khác trong ngành như NKG, PHT, POM, DNY cũng có mức tăng trên 1%.

Ngoài các cổ phiếu ngành thép, dòng tiền cũng ưu ái hơn đối với các mã đầu cơ quen thuộc, trong đó, các mã KBC, HQC, FLC, ASM đều có khối lượng khớp lệnh hơn 2 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu đáng chú ý như DRH tiếp tục bảo toàn sắc tím với mức tăng 6,78% lên mức giá trần 18.900 đồng/CP, tuy nhiên, nhà đầu tư còn khá dè dặt với lượng khớp hơn 86.000 đơn vị và dư mua trần 191.530 đơn vị; HAR giữ mức giá trần với lượng khớp hơn 0,7 triệu đơn vị và dư mua trần gần 1,4 triệu đơn vị.

Mặt khác, tình trạng vắng cầu tiếp tục diễn ra tại TNT khi cổ phiếu này chỉ khớp 200 đơn vị và dư bán sàn 4,13 triệu đơn vị. Đóng cửa, TNT giảm 6,88% xuống mức giá sàn 14.900 đơn vị.

KSB sau khi công bố kết quả kinh doanh ước tính 9 tháng đầu năm ấn tượng cũng đảo chiều tăng trở lại và đóng cửa phiên sáng ở mức giá cao nhất phiên 66.500 đồng, tăng 1,53%.

Trong khi đó, trên sàn HNX, chỉ có duy nhất 2 mã SCR và DCS có khối lượng khớp lệnh đạt trên 1 triệu đơn vị.

Theo Đầu tư chứng khoán

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến