Dù phiên giao dịch cuối tuần VN-Index giảm nhẹ 0,3% xuống 1.341 điểm song thị trường chứng khoán vẫn có một tuần khởi sắc khi VN-Index tăng tới 31,4 điểm. HNX-Index tăng 10,61 điểm lên 325,46 điểm và UPCoM-Index tăng 1,35 điểm lên 88,28 điểm.
Cổ phiếu VHM của Vinhomes tăng 5,17%, thêm 5.600 đồng trong tuần 2 - 6/8.
Trong bối cảnh các chỉ số tăng điểm liên tiếp, thanh khoản thị trường tăng khá mạnh so với tuần trước đó. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE đạt gần 621 triệu cổ phiếu mỗi phiên, tăng 28,93%, trong khi sàn HNX đạt gần 121 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 44,48%.
Thị trường tuần qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu bất động sản. Những mã nổi sóng mạnh nhất thuộc về các mã vốn hóa lớn là VIC của Vingroup, VHM của Vinhomes, NVL của Novaland, BCM của Đầu tư và phát triển công nghiệp… Tính chung trong tuần, cổ phiếu VIC tăng 5,69%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 6.100 đồng.
Tương tự mã VHM của Vinhomes tăng 5,17% giúp mỗi cổ phiếu thêm 5.600 đồng. Vinhomes gần đây đã báo cáo kết quả kinh doanh quý II với doanh thu 28.725 tỷ đồng, tăng 75%, lãi ròng đạt 10,232 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2020. Nửa đầu năm, VHM đạt 41.711 tỷ đồng doanh thu và 15.629 tỷ đồng lãi ròng, tăng lần lượt 82% và 52%.
Dù giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần song mã NVL của Novaland cũng tăng 3,37% trong tuần qua, tức mỗi cổ phiếu thêm 3.500 đồng. Với hơn 1,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường của Novaland tuần qua nở thêm hơn 5.100 tỷ đồng.
Mã BCM của Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp tuần qua kết phiên trong sắc tím khi tăng 6,94% lên 44.700 đồng/cổ phiếu. Tính chung cả tuần, mã này tăng 6,9% giúp mỗi cổ phiếu thêm 2.900 đồng.
Theo giới phân tích, sự phục hồi mạnh mẽ của dòng vốn FDI và tăng trưởng ấn tượng của chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) đã giúp lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tăng tốc trở lại. BCM đang là doanh nghiệp có vốn hóa thị trường lớn nhất trong ngành và lợi nhuận cao nhất.
Trong khi cổ phiếu bất động sản dậy sóng thì cổ phiếu ngân hàng lại có sự chia rẽ sâu sắc. Nhóm tăng trưởng mạnh có ba mã BID của BIDV với mức tăng cả tuần đạt 4,38%, MBB của MBBank với mức tăng 2,6% và TCB của Techcombank tăng 1,37%.
Ngược lại, ACB của Ngân hàng ACB, CTG của VietinBank cùng VPB của VPBank giảm lầm lượt 1,6%, 0,7% và 0,6%. Dữ liệu thống kê cho thấy trong 30 ngày gần nhất, cổ phiếu VPBank giảm 12,5%, cổ phiếu CTG giảm 11,5%, và cổ phiếu ACB giảm 1,8%.
Theo các chuyên gia phân tích của Chứng khoán AseanSC, trong phiên giao dịch đầu tuần tới, áp lực chốt lời có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.335 – 1.340 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.325 – 1.330 điểm.
“Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày”, báo cáo AseanSC nêu.
Tác giả: Hòa Bình
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy