Thị phần môi giới của Chứng khoán Vietcap bất ngờ tăng mạnh
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý III năm 2024. Theo đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS vẫn giữ vững ngôi vị số 1 thị phần môi giới ở sàn HoSE với 17,63%. Tuy nhiên, mức thị phần này giảm so với mức 18,16% của quý II/2024, đây cũng là quý giảm thứ 2 liên tiếp của đơn vị này. Như vậy, VPS đã duy trì vị trí dẫn đầu thị phần môi giới ở sàn HoSE trong 15 quý liên tiếp kể từ quý I/2021 đến nay.
Hai vị trí tiếp theo vẫn thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI và Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với thị phần lần lượt 8,84% (giảm 0,47%) và 7,09% (giảm 0,36%). Như vậy, cả 3 vị trí dẫn đầu dù không có thay đổi so với quý trước nhưng thị phần đều giảm.
Đáng chú nhất trong cuộc đua thị phần của các công ty chứng khoán đó là sự bứt phá đến từ Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap khi tăng thị phần môi giới từ mức 5,32% quý II lên 6,78% quý III, qua đó tăng hai bậc trong bảng xếp hạng. Công ty này đã vượt qua Công ty Cổ phần Chứng khoán TP HCM (HSC) và Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS) để vươn lên vị trí thứ 4 với thị phần tăng đến 1,46% trong quý.
Thị phần môi giới quý III/2024 trên sàn HoSE
Cú bứt phá về thị phần của Vietcap những quý gần đây gắn với sự chuyển mình trong chiến lược của công ty chứng khoán này. Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Vietcap, ông Tô Hải, Tổng Giám đốc công ty đã thừa nhận sai lầm về chiến lược sau khi đơn vị này lần đầu tụt khỏi top 5 thị phần ở năm 2023, Vietcap đã không nhận diện được xu hướng nhà đầu tư cá nhân áp đảo giao dịch trên thị trường. Theo ông Hải, xu hướng này sẽ tiếp diễn với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) và hệ thống phân tích thì khoảng cách tiếp cận thông tin giữa nhà đầu tư cá nhân và tổ chức sẽ thu hẹp lại. Vietcap đã chuyển mình để thu hút nhà đầu tư cá nhân, có những chiến dịch rõ ràng hơn vào chiến dịch marketing và hệ thống. Kết quả, thị phần Vietcap đã cải thiện và lọt vào top 5 quý đầu năm.
Năm 2024, cổ đông Vietcap đã thông qua kế hoạch doanh thu 2.511 tỷ đồng và lãi trước thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 23% so với thực hiện trong năm trước. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở VN-Index sẽ dao động quanh 1.300 điểm vào cuối năm 2024. Mức cổ tức sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định, dự kiến là 5% - 10%.
Quay trở lại với thị phần môi giới quý III/2024, dù thị phần tăng lên 6,65% nhưng HSC giữ ở vị trí thứ 5 với 6,65%. VNDS tụt 2 bậc xuống vị trí thứ 6 với thị phần 5,7%, giảm 0,76%.
Trong các vị trí còn lại chỉ có sự thay đổi là Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) thay thế Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (VCBS) đứng ở vị trí thứ 9 với 2,97%.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của FPTS, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trả lời câu hỏi về mục tiêu tăng trưởng thị phần của công ty, ông Dũng cho biết xu hướng chung của ngành là giảm phí giao dịch, lãi suất giảm do thị trường cạnh tranh, nhiều công ty chứng khoán áp dụng zero fee (miễn phí giao dịch). FPTS xác định là xu hướng chung không thể đi ngược. Vì vậy, FPTS cố gắng đưa các sản phẩm mới, phấn đấu thị phần cao hơn.
Tác giả: Thanh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy