Cha đẻ hãng karaoke Arirang đi buôn ô tô
CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco), đơn vị sở hữu thương hiệu máy hát karaoke Arirang, vừa công bố BCTC hợp nhất 2019 đã kiểm toán với doanh thu thuần 793 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, gần 80% doanh thu của Maseco đến từ hoạt động bán ô tô dưới hình thức đại lý hoa hồng của Công ty TNHH MTV Phân phối ô tô du lịch Chu Lai Trường Hải. Đây là ngành nghề mới được ban lãnh đạo công ty triển khai trong 6 tháng cuối năm sau khi chấm dứt kinh doanh hàng điện tử.
Theo Maseco, cơ cấu doanh thu xáo trộn mạnh khi dừng kinh doanh mảng thiết bị điện tử do hàng hoá lỗi thời và không còn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Với việc chỉ kinh doanh phân phối ô tô trong nửa cuối năm, công ty chưa bù lại khoản thu sụt giảm sau khi rút lui khỏi mảng điện tử.
Chuyển sang buôn ô tô, Maseco vẫn chưa thoát lỗ
Với ngành hàng mới, Maseco chỉ thu về lợi nhuận gộp 222 triệu đồng, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận gộp gần như bằng 0 trong năm vừa qua.
Trong năm 2019, công ty không phát sinh hoạt động đầu tư tài chính cũng như đã tất toán hầu hết khoản nợ vay cuối 2018 nên doanh thu và chi phí tài chính trong kỳ không đáng kể.
Trong khi đó, chi phí bán hàng tăng vọt từ 25 tỷ cùng kỳ năm trước lên 42 tỷ trong năm qua do Maseco phải tuyển dụng nhiều nhân sự bán hàng để đáp ứng cho hoạt động mới là kinh doanh ôtô.
Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi đáng kể từ 52 tỷ xuống còn 7 tỷ đồng khi Maseco đã thu gọn bộ máy quản lý và hoàn nhập một số khoản trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi của năm tài chính trước đó.
Sau cùng, cả năm 2019, Maseco báo lỗ sau thuế 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn về năm trước, con số này giảm gần ba lần nhờ việc nhanh chóng chuyển hướng kinh doanh, tất toán các khoản nợ vay và tinh gọn bộ máy nhân sự trong giai đoạn khó khăn.
Cuộc tháo chạy của ông chủ thương hiệu karaoke Arirang
"Trong hơn 20 năm qua trên thị trường nội địa, Maseco luôn được biết đến là nhà sản xuất hàng đầu về máy karaoke", bản cáo bạch năm 2016 của công ty này viết. Năm 2014, hàng điện tử đem về cho doanh nghiệp này đạt gần 700 tỷ đồng doanh thu và 217 tỷ đồng lợi nhuận. Không phải lĩnh vực có doanh thu cao nhất nhưng biên lợi nhuận của ngành hàng này hơn gấp đôi lĩnh vực đứng thứ hai.
Tuy nhiên, càng về sau, thương hiệu Arirang càng tỏ ra "đuối sức" trên thị trường. Chữ "khó khăn", "sụt giảm" với lĩnh vực hàng điện tử xuất hiện lần đầu trong báo cáo năm 2017 và xuyên suốt trong những năm tiếp theo. Chậm cập nhật phần mềm, chương trình karaoke, trong khi các sản phẩm phần cứng dần lép vế trước những nhà sản xuất nội địa và những thương hiệu nước ngoài khiến Arirang hụt hơi trong cuộc đua thị phần.
"Doanh thu của lĩnh vực điện tử có sụt giảm nhiều so với những năm trước", báo cáo thường niên năm 2017 viết, nhưng vẫn khẳng định vị thế của Arirang là hàng đầu trong tiêu thụ sản phẩm âm thanh điện tử.
Đến báo cáo năm 2018, vế đầu giữ nguyên nhưng phần khẳng định phía sau đã không còn. Doanh số hàng điện tử sụt giảm đáng kể và được đánh giá là "không đạt hiệu quả kinh doanh". Công ty cũng cho biết đã nỗ lực để duy trì vị thế các sản phẩm nhưng không còn khẳng định Arirang là "thương hiệu giữ vị thế hàng đầu" như trước.
Năm 2018, cha đẻ hãng karaoke Arirang lỗ ròng 164 tỷ đồng. Đến hết năm 2019, Maseco đang lỗ lũy kế 213 tỷ đồng.
Luỹ kế sau thuế chưa phân phối tính đến cuối năm âm hơn 210 tỷ đồng và chiếm 94,8% vốn chủ sở hữu. Nợ phải trả vượt trên 130 tỷ đồng, trong khi tổng nguồn vốn chỉ khoảng 300 tỷ đồng. Phía kiểm toán cho rằng đang có những yếu tố dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Báo cáo tài chính chỉ được lập trên cơ sở giả định các chỉ tiêu kinh doanh năm nay cao hơn năm trước và các khoản nợ được quản lý chặt hơn.
Sau những nỗ lực duy trì thị phần bất thành, đến giữa năm 2019, Maseco thông báo sẽ chuyển nhượng toàn bộ hàng điện tử tồn kho theo hiện trạng với giá không thấp hơn 25 tỷ đồng và chuyển giao quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu Arirang; quyền bản ghi, quyền tác giả các bản ghi âm karaoke cho bên mua để tiếp tục quyền sản xuất và duy trì dịch vụ cho khách hàng.
Lãnh đạo Maseco từng thừa nhận hàng hóa của công ty đã lạc hậu kỹ thuật, lỗi mốt, lỗi thời, chậm luân chuyển do không còn phù hợp với nhu cầu thị trường.
Trong thời gian tìm kiếm bên chuyển giao, công ty tiếp tục thanh lý tài sản cố định và chuyển nhượng một số bất động sản để tái cơ cấu toàn bộ hoạt động để có lãi trở lại từ năm 2020.
Khánh Linh (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy