Dòng sự kiện:
Citi dự báo tăng trưởng thương mại mạnh mẽ ở châu Á trong năm 2019
14/02/2019 08:59:43
Citi đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng 25% doanh thu từ thương mại nội khối Châu Á trong năm 2019. Mục tiêu này được đặt ra sau khi các báo cáo của NH cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc tại khu vực này năm 2018.

Tăng trưởng của khách hàng Citi sẽ chủ yếu đến từ các hành lang giao dịch thương mại quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà ngân hàng đã ưu tiên đầu tư thêm nguồn lực để hỗ trợ tăng trưởng từ vài năm trước.

Các hành lang thương mại quan trọng đối với Citi bao gồm các chu chuyển vốn giữa Hàn Quốc với ASEAN, Hàn Quốc với Trung Quốc, Hàn Quốc với Ấn Độ, Nhật Bản với ASEAN, Nhật Bản với Trung Quốc và Trung Quốc với ASEAN.


“Châu Á đang chiếm một tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong thương mại toàn cầu và các công ty Mỹ sẽ nhắm mục tiêu vào Châu Á. Chúng tôi hy vọng ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực này khi thương mại nội khối Châu Á ngày một mở rộng”, ông Gerry Keefe, Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp của Citi tại Châu Á Thái Bình Dương cho biết.

Nhận thấy sự thay đổi trong dòng chảy thương mại và vai trò ngày càng to lớn mà châu Á sẽ tiếp tục thể hiện trong dòng chu chuyển vốn này, Citi đã đưa ra một chiến lược để tận dụng sự phát triển đang diễn ra dọc theo các hành lang thương mại Châu Á. Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược giáp Trung Quốc về phía Nam và ở trung tâm Đông Nam Á.

Hơn thế nữa, Chính phủ Việt Nam đang tạo lập một môi trường kinh doanh thân thiện và luôn tự hào là về tiềm lực sản xuất cũng như cơ sở hạ tầng ngày một cải thiện của đất nước.

Đặc biệt, Việt Nam đang xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng ra nhiều thị trường hàng đầu châu Á và trên thế giới, đây chính là một thị trường mang đầy đủ đặc trưng tiêu biểu để thực hiện giới thiệu chiến lược liên kết châu Á của Citi.

Citi đã mở thêm các nhóm làm việc chuyên trách phục vụ các tập đoàn châu Á ở nhiều quốc gia trong năm 2017 và 2018 để hỗ trợ các khách hàng muốn mở rộng kinh doanh sang các khu vực và thị trường mới trên các hành lang này. Citi hiện có hơn 20 nhóm như vậy đang hoạt động - bao gồm 11 nhóm phục vụ khách hàng Trung Quốc, 9 nhóm phục vụ khách hàng Hàn Quốc và một nhóm Ấn Độ tại New York và Hàn Quốc.

Trong 2 năm qua, Citi đã thành lập các nhóm làm việc chuyên trách khách hàng Nhật Bản và Hàn Quốc tại Việt Nam để phục vụ các doanh nghiệp của hai quốc gia này như một phần trong chiến lược của Citi nhằm kết nối mạng lưới toàn cầu của mình với các khách hàng châu Á và mở rộng thị phần trên địa bàn.

“Mạng lưới rộng khắp đã được thiết lập và năng lực sản phẩm của chúng tôi đảm bảo rằng Citi có vị trí tốt để giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro và phát triển mạnh trong môi trường kinh doanh ở Châu Á”, ông Gerry cho biết thêm.

Những dịch vụ mà Citi đang cung cấp cho khách hàng đang giao dịch trong các hành lang thương mại Châu Á bao gồm huy động vốn, mua bán và sáp nhập, tài chính thương mại, quản lý tiền mặt và phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Khách hàng của Citi là hầu hết các công ty hàng đầu ở Châu Á bao gồm cả các công ty mới xuất hiện cũng như đã liên tục dẫn đầu trong nhóm 500 doanh nghiệp lớn nhất theo tạp chí Fortune. Citi hiện cung cấp dịch vụ ngân hàng cho 90% doanh nghiệp thuộc nhóm này.

“Chúng tôi cung cấp dịch vụ cho nhiều tập đoàn lớn nhất Châu Á cũng như các công ty đa quốc gia với các nhóm làm việc chuyên trách phục vụ họ ở từng quốc gia trên toàn thế giới. Với mạng lưới toàn cầu rộng khắp và hiểu biết sâu sắc môi trường kinh doanh ở từng địa phương, Citi có vị trí đặc biệt để tư vấn cho khách hàng, cùng với họ tư duy các quy trình mang tính đột phá cũng như các giải pháp có thể nhằm tối ưu hóa hoạt động và chuỗi cung ứng của họ”, ông Gerry kết luận.

Theo Thời báo ngân hàng

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến