Ngày 8/10 vừa qua tại Hà Nội, The Bank of Tokyo - Misubishi UFJ (MUFG), cổ đông sở hữu gần 20% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - CTG), có buổi làm việc với lãnh đạo ngân hàng.
Ông Masaaki Suzuki, đại diện cổ đông Nhật Bản, kỳ vọng VietinBank sẽ thực hiện mục tiêu tăng vốn sớm nhất có thể và khẳng định MUFG luôn luôn sát cánh, ủng hộ ngân hàng trong mọi nỗ lực để thúc đẩy tiến trình tăng vốn.
Ông Suzuki cũng ghi nhận những thay đổi mà VietinBank đang thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản trị chi phí, những chuyển biến đúng với chiến lược phát triển về chiều sâu trong giai đoạn kế hoạch kinh doanh trung hạn hiện tại. Qua đó, các yếu tố này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho kỳ kế hoạch kinh doanh trung hạn tới.
Chủ tịch HĐQT VietinBank Lê Đức Thọ cũng chia sẻ những kỳ vọng của ngân hàng vào sự hợp tác với MUFG. Đồng thời ông Thọ cũng mong muốn các cán bộ biệt phái MUFG, với vai trò cầu nối thường trực cho liên minh chiến lược VietinBank và MUFG, sẽ tiếp tục giúp sức cho sự phát triển của ngân hàng và mối quan hệ giữa 2 bên đã xây dựng đang phát triển.
Trả lời kiến nghị này khi đó của MUFG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, việc tăng vốn của ngân hàng VietinBank là rất cần thiết để đảm bảo năng lực tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, Thống đốc cũng cho hay, tại thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam rất hoan nghênh các nhà đầu tư tham gia tái cấu trúc ngân hàng, nhất là những ngân hàng yếu kém. Trong những trường hợp như vậy thì Chính phủ không khống chế tỷ lệ sở hữu, và có thể xem xét để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia 100% vốn của các ngân hàng đó.
Trước đó vào đầu năm 2019, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Misubishi UFJ cũng từng đề nghị sẵn sàng giúp VietinBank tăng vốn điều lệ nhằm tạo thuận lợi trong kinh doanh và mong muốn Chính phủ tạo điều kiện hơn cho các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Được biết, MUFC là cổ đông ngoại lớn nhất tại VietinBank, sở hữu 19,73% vốn tại nhà băng này, tương đương nắm 734,6 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, cổ đông Nhà nước đang nắm giữ 64,46% tại VietinBank, thấp hơn một chút so với mức tối thiểu 65% theo chủ trương của Chính phủ.
Việc tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại là khá lớn cũng như tỷ lệ sở hữu của Nhà nước đã đến mức tối thiểu khiến VietinBank không có nhiều lựa chọn trong mục tiêu tăng vốn điều lệ.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, phương án tăng vốn khả thi nhất được VietinBank đưa ra là chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu từ phần lợi nhuận sau thuế tích lũy. Ngân hàng cho biết trước mắt sẽ xin chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017, 2018, 2019 hoặc để lại toàn bộ lợi nhuận để phục vụ cho việc tăng vốn. Chủ tịch VietinBank Lê Đức Thọ nhấn mạnh tăng vốn là nhiệm vụ thiết yếu, vì nếu áp dụng theo Thông tư 41, CAR của ngân hàng đã dưới 8%.
Dù kế hoạch nói trên được thông qua, nhưng việc tăng vốn điều lệ VietinBank đến nay vẫn chưa có tiến triển mới.
Ngân hàng vẫn đang tìm cách cải thiện tỷ lệ an toàn vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Vừa qua, VietinBank đã phát hành thành công 4.000 trái phiếu kì hạn 7 năm và 10 năm với giá chào bán bằng mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu.
Ngân hàng hiện chào bán tiếp 1.000 tỷ đồng trái phiếu, trong đó 500 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2026 và 500 tỷ đồng đáo hạn năm 2029.
Khánh Linh (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy