Tin liên quan
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp thường trực Chính phủ về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa hãng phim lâu đời nhất Việt Nam để "tổng kết" lại quá trình này theo thẩm quyền và yêu cầu cổ đông chiến lược thực hiện đúng cam kết đã ký kết. Đồng thời Bộ này có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan tính toán xác định giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của hãng phim, nhằm điều chỉnh tăng giá trị phần vốn Nhà nước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, báo cáo tình hình thực hiện quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; nghiên cứu, sửa đổi quy định để bán đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu vực có lợi thế kinh doanh do doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng; nghiên cứu, xây dựng quy định bán đấu giá quyền sử dụng đất sau khi thu hồi đất bảo đảm chặt chẽ, sát với giá thị trường, tránh thất thoát tài sản nhà nước; nghiên cứu, xây dựng quy định về thuê đất tại các vị trí có lợi thế kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu cho ngân sách nhà nước.
Trước đó, ngày 14/4/2016, VFS đã bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng sau hơn 20 năm hoạt động thua lỗ. Số cổ phần được chào bán là 525.000 (10,5% vốn điều lệ), tương đương số tiền thu về tối thiểu là 5,25 tỷ. Cũng căn cứ trên cơ cấu vốn, hãng phim được định giá khoảng 52 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đợt IPO này VFS chỉ bán được 115.000 cổ phần, với giá bình quân 10.200 đồng một cổ phiếu để thu về gần 1,2 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hóa VFS được Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch chấp thuận, ngoài việc IPO 10,5% vốn, Nhà nước nắm giữ 20% và 4,5% bán cho cán bộ, nhân viên, 65% vốn còn lại sẽ được bán cho nhà đầu tư chiến lược là Công ty Vận tải thuỷ (VIVASO)với giá 32,5 tỷ đồng.
Đất vàng - điểm sáng duy nhất của VFS Hãng Phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, với lịch sử tồn tại và phát triển gắn chặt với ngành điện ảnh và các hoạt động nghệ thuật. Tuy vậy, VFS lại rơi vào cảnh thua lỗ triền miên. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, VFS có khoản lỗ lũy kế 39,6 tỷ đồng, chủ yếu do các bộ phim làm theo đơn đặt hàng của Nhà nước trong giai đoạn 2004-2014 (lỗ 34,3 tỷ đồng). Hiện công ty còn nợ tiền thuê đất 5,7 tỷ đồng. Thu nhập bình quân người lao động tại đây cũng ngày càng giảm sút, đạt trung bình 2,5 triệu đồng năm 2014. Tổng tài sản tại ngày 30/9/2014 đạt 78,7 tỷ đồng, nợ phải trả lên tới 46,6 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 2 tỷ đồng. Điểm sáng duy nhất hút các nhà đầu tư đó là những lô đất vàng mà VFS đang sở hữu. Trụ sở của VFS được đặt tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) với diện tích sử dụng gần 5.500 m2. Ngoài ra, công ty còn sở hữu 905m2 đất ở Hoàng Hoa Thám làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382 m2 tại Đông Anh (Hà Nội) là trường quay phim. |
Nên đọc
Diệu Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy