Giá cả hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm tới do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ được hưởng lợi chính từ diễn biến này.
Tại thị trường Việt Nam, tình hình xuất khẩu đã cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Nếu như trong tháng 9, cán cân thương mại hàng hoá thặng dư 360 triệu USD và 9 tháng đầu năm, cả nước thâm hụt 2,55 tỷ USD thì sang tháng 10, cán cân thương mại thặng dư nghiêng đáng kể về thị trường trong nước với số liệu xuất siêu đào chiều ngoạn mục lên 2,85 tỷ USD. Những số liệu này mang theo một triển vọng tích cực cho nhóm cổ phiếu xuất khẩu những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của xuất siêu
Cụ thể, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan đến ngày 31/10/2021, xuất khẩu thực hiện tháng 10 đạt 28,75 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng năm 2021 đạt 269,58 tỷ USD, tăng 17,3%. Nhập khẩu thực hiện tháng 10 đạt 25,9 tỷ USD, tăng 6,9%; 10 tháng năm 2021 đạt 269,42 tỷ USD, tăng 28,2%. Cán cân thương mại tháng 10 xuất siêu cán mốc 2,85 tỷ USD, tính chung 10 tháng năm 2021 xuất siêu 160 triệu USD.
Đồ hoạ: K.Linh.
Hầu hết các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhiều năm qua đều tăng trưởng vượt bậc trong tháng 10 vừa qua. Trong 15 ngày đầu tiên của tháng 10, máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 8,42 tỷ USD, tương ứng tăng 43%; sắt thép các loại tăng 5,12 tỷ USD, tương ứng tăng mạnh 135,3%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,25 tỷ USD, tương ứng tăng 12,5%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 4,07 tỷ USD, tương ứng tăng 10,3%... so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với nhóm nông lâm thuỷ sản, số liệu mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 10 tháng năm 2021 đạt 74,31 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 38,75 tỷ USD, tăng 13,1%; nhập khẩu 35,56 tỷ USD, tăng 39,1%. Như vậy, nông lâm thủy sản vẫn xuất siêu 3,19 tỷ USD.
Nhiều nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế… Trong đó, xuất khẩu cao su tăng 13,9% về khối lượng và tăng 46,5% về giá trị; xuất khẩu hạt điều tăng 14,1% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị. Đặc biệt, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng 6,1%, tôm tăng 0,1%; sản phẩm gỗ tăng 20,6%; nhóm mây, tre, cói thảm tăng 42,6%; quế tăng 14,5%.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng nông lâm thủy sản vẫn là Hoa Kỳ đạt trên 10,8 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Mỹ. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần); với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Trung Quốc.
Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về: thị trường Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị đạt khoảng 1,7 tỷ USD (chiếm 4,3%).
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhấn mạnh, ngành nông lâm ngư nghiệp đề ra mục tiêu xuất khẩu đem về 42,5 tỷ USD trong năm 2021. Thông thường, xuất khẩu nông sản cuối năm tăng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong kỳ lễ Giáng sinh, mừng năm mới. Nếu chỉ cần tính giá trị xuất khẩu tháng 11 và tháng 12 bằng với tháng 10, ta sẽ có kim ngạch xuất khẩu hai tháng cuối năm gần 7 tỷ USD, thì sẽ đạt trên 45,5 tỷ USD, tức là vượt xa mục tiêu.
Dòng tiền sẽ tập trung vào nhóm xuất khẩu
Trên thế giới, dòng tiền đầu tư toàn cầu đang tập trung tại các nước có thế mạnh về xuất khẩu. Một thống kê mới được thực hiện của SSI Research cho thấy, Dòng vốn cổ phiếu toàn cầu cải thiện trong tháng 10 khi ghi nhận mức mua ròng 75,1 tỷ USD, tăng tới 54,1% so với tháng 9.
Đáng lưu ý, dòng tiền cổ phiểu tiếp tục mua ròng tại các quốc gia có thế mạnh xuất khẩu hàng nguyên vật liệu thô. Dòng vốn vẫn tiếp tục ghi nhận mua ròng vào các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia trong tháng 10. Ấn Độ và Indonesia đều ghi nhận bơm ròng từ các quỹ ETF lần lượt là 27 và 66,6 triệu USD trong khi đó các quỹ chủ động tiếp tục bơm ròng tháng thứ 2 liên tiếp vào Indonesia 10,9 triệu USD. Khảo sát tháng 10 của Bank of America Merill Lynch cũng cho thấy phân bổ tỷ trọng vào hàng hóa đã tăng lên 28% - mức cao nhất kể từ tháng 7.
Trong khi dòng tiền mà chủ yếu là thông qua các ETF đang tập trung mua ròng ở các quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu, SSI Research cũng dự báo, xu hướng rút vốn của các quỹ ETF có thể sẽ được cải thiện trong 2 tháng cuối năm khi tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam đã đạt mức tương đối cao (gần 60% dân số đã tiêm mũi 1 và 30% tiêm mũi 2) và sự khôi phục trở lại của hoạt động sản xuất.
Bên cạnh đó, thống kê lịch sử cũng cho thấy dòng vốn đầu tư thường sẽ được giải ngân trở lại trong giai đoạn cuối năm. Cụ thể, trong 4 năm trở lại đây, ngoại trừ năm 2018 (xu hướng rút ròng ở thị trường mới nổi khi FED tăng lãi suất), các quỹ ETF và chủ động đều mua ròng trong 2 tháng cuối năm.
Hầu hết nhận định của các công ty chứng khoán khác cũng đều cho thấy, cổ phiếu nhóm xuất khẩu sẽ thu hút dòng tiền và dẫn dắt Vn-Index vượt cơn sóng thần cuối năm 2021, tiến về vùng giá lịch sử 1.500 điểm.
Từ số liệu vĩ mô, Chứng khoán Agriseco cho rằng, cơ hội cho thị trường cuối năm tập trung ở nhóm xuất khẩu. Tình hình xuất khẩu tăng trưởng mạnh 2 chữ số, trong đó các nhóm hàng dệt may, sắt thép, thủy sản cũng tăng trưởng bất chấp dịch bệnh từ đầu năm đến nay. Xuất khẩu đang tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng tốt trong quý IV và năm 2022 nhờ dịch bệnh đang được đẩy lùi và nhu cầu quốc tế hồi phục mạnh mẽ. Điều này tạo ra nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc các nhóm hàng dệt may, giày, gỗ, sắt thép, thủy sản.
Chứng khoán VDSC nhận định, định giá của những ngành như nông nghiệp, phân phối & sản xuất phụ tùng ôtô không thay đổi quá nhiều bất chấp kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh. Do đó, VDSC đánh giá cao về khả năng được tái định giá trong những tháng cuối năm, khi tính đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự phóng trong quý4/2021 cũng như cho năm 2022.
Chứng khoán VnDirect đồng tình cho rằng, giá cả hàng hóa được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm tới do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh cùng với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sẽ được hưởng lợi chính từ diễn biến này.
Đối với riêng nhóm xuất khẩu thuỷ sản, Chứng khoán KBSV đánh giá sẽ tích cực trong quý 4/2021 nhờ các thị trường xuất khẩu lớn có xu hướng hồi phục sau đại dịch và giá xuất khẩu đang có những diễn biến tích cực gần đây.
Tác giả: An Nhiên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy