Trong phiên giao dịch 15/7, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bất ngờ được mua bán với khối lượng rất lớn gần 47,7 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch cao nhất toàn thị trường với gần 1.100 tỷ đồng được sang tay.
Mã chứng khoán "quốc dân" đã lấy lại vị thế là mã được giao dịch nhiều nhất trên sàn HoSE khi chiếm 9,28% tổng khối lượng khớp lệnh. Khối lượng này cao gấp hơn 3 lần mức bình quân gần 15 triệu đơn vị/phiên trong nửa đầu tháng 7.
Thị giá HPG theo đó tăng vọt 4,5% lên 23.200 đồng để trở thành mã có lực kéo quan trọng nhất toàn thị trường, cũng là mã dẫn dắt cho các cổ phiếu ngành thép khác bứt phá khỏi xu hướng giảm điểm chung.
Cổ phiếu thép đồng loạt bứt phá với sự dẫn dắt của HPG. Bảng giá: SSI.
Theo thông tin mới nhất được doanh nghiệp công bố, Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 7.400 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021 và còn lớn hơn số thuế đã nộp trong cả năm 2020.
Bên cạnh Hòa Phát thì nhiều mã khác cũng có mức tăng giá khá ấn tượng. Điển hình như TVN của Thép Việt Nam đi lên 3,7% đạt 8.500 đồng, TLH của Thép Tiến Lên tăng 3% hay SMC và NKG có thêm 2,1% giá trị.
Dù có được sức kéo lớn của nhóm thép nhưng thị trường chung vẫn kết phiên trong sắc đỏ, chủ yếu do tác động xấu của một số mã vốn hóa lớn, đặc biệt là rổ VN30 ghi nhận đến 22/30 mã giảm giá.
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất lên thị trường. Nguồn: VNDirect.
Đơn cử là nhóm dầu khí với mã đầu ngành GAS rớt 1,3% về mốc 97.500 đồng, BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn giảm tương tự về 22.800 đồng, PVS mất 2,1% còn 23.200 đồng, PVD giảm 2%... do ảnh hưởng bởi giá dầu giảm gần đây.
Cổ phiếu bán lẻ cũng chìm trong sắc đỏ để có tác động khá xấu. Đáng kể là MSN của Masan Group rơi 1,3% xuống 101.200 đồng, MWG của Thế Giới Di Động mất 1,8% còn 61.500 đồng, FRT của FPT Retail giảm 3,6% hay PNJ lùi 1,7%...
Kết quả VN-Index kết phiên vẫn giảm 2,92 điểm (-0,25%) về 1.179,25 điểm dù có nhiều thời điểm giằng co mạnh phía trên mốc tham chiếu. HNX-Index giảm 0,12% về 284,4 điểm và UPCoM-Index tăng nhẹ 0,15% lên 87,32 điểm.
Toàn thị trường giao dịch khá cân bằng với tổng giá trị giao dịch đạt 15.282 tỷ đồng; trong đó thanh khoản khớp lệnh sàn HoSE tăng 15% chiếm đến11.378 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch theo chiều hướng tiêu cực khi họ mua vào 744 tỷ và bán ra 1.240 tỷ, tương đương bán ròng 496 tỷ đồng trên sàn HoSE. Mã bị bán nhiều nhất là chứng chỉ quỹ FUEVFVND (-260 tỷ) và ngược lại mã được mua nhiều nhất là HPG (67 tỷ).
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy