Tin liên quan
Tại kết luận, Thanh tra Chính phủ cho rằng, một số mức xử lý hành chính chưa đủ răn đe, thấp hơn nhiều so với lợi nhuận và chi phí phải xử lý hậu quả do vi phạm gây ra, nhất là đối với các loại hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến còn một số đơn vị lợi dụng hoạt động tạm nhập, tái xuất (TNTX) để gian lận thương mại (VD dùng mã số kinh doanh hàng đông lạnh, nhưng lại kê khai hàng đã qua sử dụng, hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo báo cáo, có 48 DN không được Bộ Công Thương cấp phép/58 DN được cấp phép đã gây tồn đọng 2.796 container…). Tuy nhiên, Bộ Công Thương chưa kịp thời có văn bản kiến nghị bổ sung chế tài xử lý theo hướng tăng nặng, chưa quy định các hình thức thu hồi mã số kinh doanh khi các đơn vị vi phạm; thiếu các văn bản đôn đốc, yêu cầu các DN và cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan trong hoạt động TNTX báo cáo tình trạng vi phạm, kết quả kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và thu hồi mã số kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước.
Việc quản lý hàng tạm nhập – tái xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Về giám sát, xuất xứ hàng hóa cũng có tồn tại, bất cập. Tại Thông tư 05/2013, Bộ Công Thương quy định “hàng hóa TNTX chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài”, nhưng thực tế việc này không được thực hiện đầy đủ với lý do thiếu lực lượng.
Về kiểm tra trong thông quan, kết quả kiểm tra thực tế tại 8 đơn vị TNTX trong tháng 11-2013 với số lượng container nhập tổng cộng là 647, chỉ có 205 container được kiểm tra theo luồng đỏ (có rủi ro cao), chiếm 31,6%.
Có đơn vị như Công ty TNHH Quốc tế Sao Bắc nhập 156 container nhưng không có container nào được kiểm tra luồng đỏ. Trong tháng 12-2013, kiểm tra tại 2 công ty có lượng container nhập là 786, chỉ có 21 container được kiểm tra luồng đỏ, chiếm 2,6%.
Như vậy kết quả kiểm tra xác suất luồng đỏ còn chiếm tỷ lệ rất thấp, không đồng đều, có đơn vị không hề bị kiểm tra. Kiểm tra giám sát thực xuất tại cửa khẩu cũng cho thấy “Hầu hết chỉ kiểm tra được giấy tờ, chưa thể kiểm tra được thực tế hàng hóa, do lực lượng hải quan mỏng, hàng hóa phải chia nhỏ để tái xuất ở các đường mòn, lối mở, sự phối hợp với các cơ quan khác còn bất cập về lực lượng, điều kiện” – theo báo cáo của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan).
Việc quản lý chưa chặt chẽ đã dẫn đến rủi ro gia tăng vi phạm. Kết quả kiểm tra cũng đã chứng minh khi nhiều vi phạm được phát hiện. Cụ thể, nhiều trường hợp sai về hàng hóa thực xuất so với tờ khai, đã phát hiện hàng chục tấn ngà voi thuộc diện cấm; hay trường hợp Công ty thép Vạn Thành, do không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, đã chuyển tiêu thụ nội địa mà không tái xuất hơn 5,8 nghìn tấn hàng TNTX, trị giá gần 4 triệu USD.
Tương tự, kết quả kiểm tra một số đầu mối xăng dầu cho thấy một số DN đã cung cấp dầu tái xuất cho một số tàu quốc tịch nước ngoài nhưng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không xuất cảnh với số lượng hơn 1,7 nghìn tấn dầu, làm thiệt hại 3,9 tỷ đồng thuế.
Thanh tra Chính phủ cho rằng còn bất cập, sơ hở trong hoạt động quản lý hàng hóa TNTX dẫn đến có thể thẩm lậu, gian lận hàng hóa qua các khâu này. Tuy nhiên, với vai trò chủ trì, Thông tư 05 của Bộ Công Thương lại quy trách nhiệm về địa phương, Tổng cục Hải quan, chứ không nêu rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ trì theo quy định.
Cơ quan hải quan không đủ nhân lực để giám sát tất cả lô hàng TNTX lưu thông nội địa, mặt khác hàng hóa TX được phép xuất qua nhiều cửa khẩu phụ, lối mở, điểm thông quan… nên khi có điều kiện thuận lợi, hoặc lợi dụng sơ hở của các lực lượng chức năng, các đối tượng lập tức đưa hàng quay trở lại tiêu thụ nội địa.
Kết quả theo dõi cho thấy các mặt hàng có thuế suất cao, như xăng dầu, điện tử, điện lạnh, rượu, thuốc lá; hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc kinh doanh có điều kiện như vũ khí, ma túy, ôtô đã qua sử dụng, động vật hoang dã...; hàng có tiềm ần nguy cơ gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng như thực phẩm đông lạnh, rác thải công nghiệp… tiềm ẩn nguy cơ phát sinh buôn lậu rất cao.
Điển hình như 2 vụ buôn lậu xăng dầu qua đường bộ, đường biển của Công ty Xăng dầu hàng không bị bắt giữ vào tháng 12-2013, trốn thuế hàng chục tỷ đồng. Việc quy định hàng TNTX sau 90 ngày không có người nhận hoặc chủ hàng từ chối nhận hàng thì DN kinh doanh kho bãi mới tiến hành xử lý đối với hàng vô chủ đã khiến nhiều đối tượng lợi dụng, gây ra tình trạng tồn đọng lớn hàng hóa ở cảng, trong đó có nhiều hàng cấm, làm ô nhiễm môi trường.
Cho đến tháng 4-2014, ở cảng Hải Phòng còn tồn 2.961 container, cảng Sài Gòn còn hơn 200 container, rất khó xử lý.
Theo CAND
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy