Tin liên quan
Có lẽ đây là lần duy nhất ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT của CTCP Him Lam và Ngân hàng Liên Việt chia sẻ "chuyện đời, chuyện nghề" trong một buổi tọa đàm do FLI tổ chức.
Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Him Lam và LienvietPostBank.
Người gợi mở những chia sẻ thẳng thắn của ông chủ Ngân hàng Liên Việt là ông Hoàng Minh Châu – Phó Chủ tịch HĐQT của FPT - tham gia với vai trò là người hỏi để dẫn dắt các diễn giả.
"Hôm nay diễn giả rất đặc biệt vì chưa bao giờ diễn thuyết ở đâu, đây là lần đầu tiên. Anh gốc là lính, từng là đại tá trong quân đội. Đến nay anh là người giàu có và thành công nhất VN theo suy nghĩ của tôi dù anh không bao giờ PR bản thân mình. Tôi ngưỡng mộ anh Minh và doanh nghiệp anh ấy - Ngân hàng Liên Việt xuất phát điểm cùng thời gian với Tienphongbank nhưng hiện nay đã có những bước tiến rất dài hơn chúng ta", ông Châu mở đầu.
Trước khi phát biểu, ông Minh đề nghị: Mời các bạn theo dõi tịnh tiến lên trên, không được nhường nhau chỗ ngồi. Vấn đề đầu tiên tôi muốn chia sẻ là không được nhường nhau cái gì hết!
Tôi học cấp III ở huyện thì có đi giao lưu với các trường cấp III ở thị xã, gặp các cô gái thì chẳng dám nhìn, chỉ dám nhìn trộm. Tôi quê Bắc Ninh. Tôi giữ sự nhút nhát của người nông thôn.
Hội trường vỗ tay và nhiều ánh mắt còn ngơ ngác..
"Tóm lại hôm nay tôi sẽ chia sẻ những câu chuyện thật.."
Thành công đến ngẫu nhiên nhưng không phải tất nhiên. Ở Việt Nam có gương Trương Gia Bình, Bùi Quang Ngọc, Lê Nam Tiến, Hoàng Minh Châu, ... lúc đầu chỉ ba lô trên vai, hành trang là kiến thức, khát vọng làm giàu. Tất cả ông chủ VN xuất phát số 0, đa số có kiến thức, khát vọng và liều lĩnh.
Tôi là người giàu, tuy nhiên đã biết cách làm giàu thì cũng cần biết cách khiêm tốn, tránh khoe khoang. Nhà cửa của tôi ở đàng hoàng, nhưng hiếm người biết nhà tôi như thế nào. Tránh để người ta có những nhìn nhận không cần thiết.
Bây giờ tôi có biệt danh Minh Him Lam. Ngày trước tôi có biệt danh Minh Xoài.
Từ trái qua: Ông Nguyễn Đình Thắng - Ủy viên HĐQT ngân hàng Liên Việt; ông Dương Công Minh và ông Hoàng Minh Châu
Câu chuyện thời Minh Xoài
Ngày trước, tôi làm xuất nhập khẩu trái cây qua Trung Quốc, tôi xuất khẩu xoài. Bạn tôi muốn làm chung thì tôi đồng ý chia sẻ với cam kết lời cùng chia nhưng lỗ tôi chịu. Vì giữ lời hứa này mà sau một lần kinh doanh mà bạn tôi tự quyết thì tôi phải gánh lỗ khá nhiều nên quyết định bán nhà đang ở (1000m2 trên đường Cộng Hoà) để trả nợ cho người bạn.
Khi bán nhà tôi bị dịch vụ chém đau. Nhà tôi nếu bán là 350 triệu nhưng hợp thức hóa giấy tờ mất 50 triệu. 50 triệu nhiều quá, tôi tự đi làm, tổng cộng hết 3 triệu. Hệ thống quản lý xã hội của mình rất là không ổn. Những cái dịch vụ công đáng lẽ nhà nước phải làm thì lại chuyển thành dịch vụ công, mà chuyển thành dịch vụ công thì bị còn chặt chém.
Tôi đã lập ra công ty hợp thức hóa nhà đất với giá 20 triệu (giảm 60%). Lợi nhuận 300% sau khi chi các loại chi phí.
Trong cái rủi có cái may. Nhưng cần phải có kiến thức làm các loại giấy tờ để hợp thức hóa căn nhà. Nhờ Đại học có học về giá và bản vẽ nên hỗ trợ cho công việc. (Được biết ông Minh từng là sinh viên của Khoa Quản trị Công nghiệp và Xây dựng, Đại học KTQD – CafeF).
Lúc đầu mất 10 tháng trời đọc bản vẽ và đào tạo lại cho kỹ sư trẻ mới về cùng làm việc. Sau đó ông đi làm dự án và xây dựng nhà. Đến nay ông là người xây nhà nhiều nhất Việt Nam.
Đoạn đường lập nghiệp rất khó khăn gian khổ. Phải trải qua nhiều giai đoạn vô cùng khó khăn. Nhưng hiện nay tự hào Him Lam giàu nhất.
Nắm 99% cổ phần của Him Lam
Him Lam là doanh nghiệp làm từ thiện nhiều nhất Vietnam. Him Lam từ trước đến nay trích ra gần 1.000 tỷ làm từ thiện xã hội. Him Lam xây 45 trường làm từ thiện và toàn trường đạt chuẩn Quốc Gia. Tôi đã cam kết đến năm 2015 xây tặng Việt Nam mỗi tỉnh thành 1 trường đạt chuẩn Quốc Gia.
Hiện tôi chiếm 99% CP của Him Lam (trên website của mình, CTCP Him Lam công bố vốn điều lệ hiện tại là 6.500 tỷ đồng – CafeF). Và Him Lam chiếm hơn 30% CP của Ngân hàng Liên Việt. Tôi khẳng định Liên Việt có nhiều thành công hơn là tiền.
Tôi không đánh giá cao Tiên Phong Bank, còn tôi nói FPT là doanh nghiệp số 1 Vietnam vì họ đang nắm giữ đội ngũ cán bộ trí thức số 1 Vietnam.
Trước nay chúng tôi chắc đã đền bù khoảng 30 ngàn hộ dân ở TpHCM và chưa có khiếu kiện gì. Đó là thành công của chúng tôi chứ giàu nhất không phải thành công mặc dù giàu nhất thì cũng quan trọng. Đấy là cái bài học mà chúng tôi phân tích.
Làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản
Trả lời câu hỏi của ông Hoàng Minh Châu: “Anh tích lũy kiến thức và kinh nghiệm thế nào để thành công từ bất động sản sang ngân hàng”?
Ông Minh cho biết: Kiến thức lãnh đạo cao nhất là kiến thức chuyên môn ít nhất, kiến thức xã hội phải nhiều nhất. Về lãnh đạo ngân hàng thì dễ hơn. Những kiến thức về lãi suất liên quan ngân hàng là cơ bản đã được học. Tính xã hội người lãnh đạo ngân hàng cao, đạo đức phải cao. Chúng ta biết người đi vay làm sai mà vẫn cho để họ bị vào tù thì không phải là đạo đức của người làm ngân hàng.
Các yêu cầu được đặt ra là:
1)Tính kỷ luật: gồm tuân thủ và phục tùng. Tuân thủ quy định và cấp dưới phải phục tùng cấp trên
2) Tính sáng tạo: tạo ra nền tảng để anh em mạnh dạn đưa đề xuất, giải quyết mọi vấn đề
3) Tính nhân bản: trách nhiệm với đồng nghiệp, với xã hội và với chính mình
Còn để điều hành các công việc thì ông thành lập các hội đồng chuyên môn để xử lý.
Ông Hoàng Minh Châu: “Ông chọn người thế nào trong quá trình xây dưng Liên Việt”?
Tôi chọn ngẫu nhiên (những người khác) và tất nhiên (những người góp vốn lớn nhất vào ngân hàng thì được ngồi trong HĐQT). Liên Việt áp dụng mô hình quản trị duy nhất ở Việt Nam: HĐQT điều hành ngân hàng. Điều hành tới cả những hoạt động nhỏ nhất. HĐQT có 6 thành viên, mỗi người phụ trách một mảng
Chọn người mang tính ngẫu nhiên, từ bạn bè quen biết. Tất nhiên những người góp vốn lớn sẽ là thành viên HDQT. Ông là chủ tịch HDQT, 1 người khác là GĐ, nhưng ông thấy được người này không thể làm tốt sau 1,5 năm. Sau đó viêc điều hành do cả hội đồng thực hiện. 6 thành viên thường trực mỗi người một mảng.
Ông Hoàng Minh Châu: “Cách xây dựng thương hiệu của Liên Việt”?
Mục tiêu và đối tượng để xây dựng thương hiệu? Đó là nâng tầm doanh nghiệp, tạo sự uy tín để thu hút.
Với đối tượng toàn xã hội thì chúng tôi thông qua các phương tiện truyền thông. Đối tượng thứ 2 là các bác lãnh đạo đất nước thì chúng tôi thông qua phương tiện làm từ thiện. Thương hiệu Liên Việt được xây dựng qua các chương trình từ thiện xã hội, đó là điều khác với các đơn vị kinh doanh khác.
Liên Việt đã xoá 23 ngàn căn nhà dột nát của tỉnh Bắc Giang. Ở Vietnam thì giai cấp công nhân với nông dân làm chủ nên họ phải thích mình thì mình mới làm việc được nên mình phải lấy lòng họ.
Việt Nam phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN nên nhiều chính sách nhà nước phát triển hết nên mình phải khôn khéo. Tiên Phong tôi thấy hoàn toàn đi theo Kinh tế thị trường còn chúng tôi vẫn đi theo định hướng XHCN nên tận dụng những chính sách của nhà nước mà có thể phục vụ được cho mình. Sử dụng nguồn lực của nhà nước để phát triển mới khôn ngoan.
Cái quan trọng nhất của doanh nghiệp là lãnh đạo phải nhìn được tiềm năng của mỗi nhân viên để bố trí cho hợp lý. Ai cũng dùng được hết.
Một khách hàng của Him Lam hỏi: “Làm sao luôn giữ phong độ để giữ được chất lượng công trình”?
Làm cho khách hàng như là cho mình, luôn nghĩ như vậy. Làm trung cư là làm cho người nghèo. Xuất thân của ông từ người nghèo. Thứ 2 ông xác định, tất cả khách hàng đều nghèo hơn ông, và ông có trách nhiệm quan tâm. Coi các mảng điện nước là dịch vụ công ích phục vụ doanh nghiệp Him Lam, không coi họ là các công ty kinh doanh.
Kinh doanh theo "định hướng xã hội chủ nghĩa”
Khó khăn 1 mất 1 còn mà ông đã gặp phải?
Lúc doanh nghiệp phải bán nhà, bán đất, không ai cho mình vay, không ai chơi với mình. Chấp nhận vay lãi suất 5% tháng, hơn 3 lần so với mức 1,5%. Cơ sở vay là những thương vụ có lợi trên 300%. Liều lĩnh nhưng phải có cơ sở, có kiến thức.
Sau này không còn khó khăn gì nhiều. Tiếp tục đi theo định hướng XHCN, nhờ bạn bè hỗ trợ.
Liên Việt đã cho vay hơn 10 ngàn hộ dân nghèo ở ĐBSCL. Liều nhưng vẫn có căn cứ.
Tôi luôn làm và kinh doanh theo "định hướng xã hội chủ nghĩa"
- Người nghèo không còn nghèo nữa
- Hữu sản hóa tư liệu sx người lao động
Quay lại câu chuyện lập nghiệp, không phải bắt buộc phải có chuyên môn. Cái quan trọng là ý tưởng và sự liều lĩnh. Ông chủ Phở 24 không xuất phát từ người nấu phở. Và cần phải có hỗ trợ để biến ý tưởng thành sự thật. Có những quỹ đầu tư mạo hiểm.
Một mình quyết định công ty
Him lam có phải là công ty gia đình trị không?
Không. Him Lam không phải là công ty gia đình trị mà là độc trị. Chỉ mình tôi là người quyết định thôi. Và người đứng đầu của Him Lam sau này sẽ là con trai tôi! Trong 10 người cao nhất của Him Lam chỉ có 3 người trong gia đình tôi. Nhưng Chủ của Him Lam sau này chỉ có thể là con trai tôi.
Con trai của ông hiện nay bao nhiêu tuổi?
3 tuổi rưỡi.
(Lúc này khán phòng cười ồ và vỗ tay).
Tuy nhiên tôi đã đào tạo và chuẩn bị sẵn 1 hệ thống cùng điều hành Him Lam - sẽ đến khi con trai tôi trưởng thành và tự điều hành được Him Lam.
Không có thất bại
Ông có thể chia sẻ thất bại lớn nhất trong cuộc đời ông là gì?
Cuộc đời tôi không có thất bại. Tôi chỉ toàn thấy thành công may mắn trong cuộc đời các bạn ạ (Khán phòng lại thêm một lần ồ lên).
Việc tôi thua lỗ khi đi buôn xoài, bán nhà cửa và vay tiền nặng lãi để kinh doanh, tôi không xem đó là THẤT BẠI mà là MAY MẮN. Nếu không có sự việc đó, thì không thể có Minh Him Lam ngày hôm nay.
Điều sợ hãi nhất của ông là gì?
Các đây 10 năm tôi bắt đầu chơi Golf, nếu không chơi golf thì chắc tôi cùng Him Lam đã ngỏm rồi. Và hiện nay điều sợ hãi của tôi là "không xuống lỗ được".
Những ngành nghề kinh doanh chính của Him Lam
Him Lam kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng ngành nghề nào là chủ yếu?
Him Lam hoạt động trong 3 lĩnh vực: Bất động sản, tài chính và phát triển nguồn nhân lực. Trong đó mỗi lĩnh vực sẽ đi theo thương hiệu riêng chứ không cùng nhau.
Và tôi cũng có trao đổi góp ý với anh Châu. FPT cũng nên như thế. Những gì gắn với công nghệ thì dùng "FPT" thôi, còn những cái khác nên làm riêng.
Về phát triển nguồn nhân lực, ngoài công ty bảo vệ (hiện nay có khoảng 1.000 người), Him Lam tập trung vào việc đào tạo lao động xuất khẩu. Vì Việt Nam có 2 nguồn tài nguyên lớn là đất đai và con người.
Đất đai thì Him Lam có công ty bất động sản rồi, con người thì hiện nay lao động trẻ của VN còn rất lớn. Trong 10 - 15 năm nữa là thời điểm lao động VN tối ưu, chúng tôi có chiến lược đầu tư và đào tạo. Điều đặc biệt, giai đoạn cuối của đào tạo lao động sẽ được đào tại tai chính quốc gia họ sẽ làm, như thế sẽ đáp ứng được đúng nhu cầu về chất lượng lao động tại quốc gia đó.
Vậy có phải ông nhắm vào nguồn lực nông thôn hiên nay?
Đúng thế! Và trong 10 - 15 nữa, lao đông VN sẽ xuất khẩu hầu hết các nước khác. Tỷ lệ lợi nhuận này không hề thấp. Và chúng tôi tạo việc làm cho rất nhiều lao động.
Anh Minh quê ở Bắc Ninh. Em cũng là người cùng quê anh. Em về Bắc Ninh thì thấy 1 tòa nhà Him Lam rất to ở vị thế có thể nói là đẹp nhất Bắc Ninh. Tuy nhiên em không thấy Him Lam kinh doanh hay hoạt động gi ở Bắc Ninh. Tại sao anh không đặt trụ sở ở Bắc Ninh như ngân hàng Liên Việt ở Hậu Giang?
Vì Bắc Ninh không có gì để kinh doanh cả. Tôi cũng yêu quê, và xây tòa nhà Him lam ở Bắc Ninh vì cũng muốn lưu dấu ấn ở đấy. Nhưng làm kinh tết là làm kinh tế, ở đâu có lợi nhuận thì là, không gắn với yêu quê được.
Nếu Bắc Ninh sáp nhập với Hà Nội thì sao?
Thị địa phận mới của Hà Nội đấy Him Lam cũng không đầu tư, vì đơn giản là không có lợi nhuân.
(Tuy nhiên chia sẻ sau đối thoại này, thì được biết Him Lam có khoảng 1.000 người quê Bắc Ninh đang làm việc, và hơn 1 nửa trong đó có nhà cửa tại thành phố lớn này).
Sống vì lương, giàu vì thưởng
Đọc tóm tắt một trong các cương lĩnh của ngân hàng Liên Việt có một câu là "Nhân viên ngân hàng Liên Việt sống vì lương, giàu vì thưởng, phát triển cùng Liên Việt ngân hàng". Ông có thể chia sẻ tiêu chuẩn "giàu" của ông?
Với tôi nghĩ, tiền có thể có, nhiều tiền.. khó đo. Tôi chọn đó là "mỗi nhân viên ngân hàng Liên Việt phải có nhà". Và tiêu chuẩn đầu tiên của tôi là nhân viên mua được nhà. Tôi là chủ Him Lam và chủ ngân hàng Liên Viêt, nhân viên của ngân hàng có thể có nhà.. ngân hàng và Him lam sẽ giải quyết việc đó.
Cuộc đời là vô thường… vì con người trên cuộc đời cũng chỉ như hạt cát. Ông có nghĩ là việc chỉ độc truyền cho con trai ông Him Lam có thể có những rủi ro ngoài dự kiến (xin lỗi ông, tôi chỉ muốn điều vô thường của cuộc sống thôi)?
Bạn không cần xin lỗi. Tôi hiểu. Tôi đã nghĩ về việc này. Chính vì cuộc đời là vô thường nên tôi đã làm những điều tôi có thể bình thường trong cuộc sống. Vì đơn giản, tôi quyết định những gì về tôi và gia đình tôi.
Ông thấy quản lý Him Lam và Ngân hàng Liên Việt, việc nào khó khăn hơn?
Việc nào với tôi cũng như nhau cả. Nhưng Liên Việt bây giờ chưa tin được, dù đã có hội đồng 10 người, nhưng tôi chưa yên tâm hoàn toàn. Bây giờ nó chưa phải là tốt, nhưng rồi sẽ tốt. Tôi sẽ từ từ giải quyết.
Giá trị cốt lõi của Him Lam là … Dương Công Minh
Trước khi gặp ông, tôi tìm hiểu về giá trị cốt lõi của Him Lam.. trên các phương tiện truyền thông.. tất cả đều không có. Vừa rồi tôi có nhận được chia sẻ về giá trị cốt lõi của Him Lam.. là Dương Công Minh..?
Đúng. (Ông Minh trả lời và nhẹ nhàng cười). Vì Him Lam là một tay tôi làm nên, từ tiền của tôi vay nặng lãi, từ cái đầu của tôi, từ tính cách của tôi. Mỗi sản phẩm Him Lam - từng căn nhà chung cư - là do chính tay tôi xem bản vẽ, thi công.
Khi tôi thiết kế, xây dựng một căn nhà.. nó phải đạt mổ chuẩn mực mà tôi luôn đặt ra cho mọi sản phẩm của mình, đó là "Căn nhà đó tôi có thể sống trong đó mà vẫn thoải mái" - cho dù bây giờ tôi đang ở một căn nhà - không thể tốt hơn, thì khi tôi vào sống trong bất cứ căn hộ chung cư hay căn nhà nào của Him Lam xây, tôi đều thấy thoải mái.
Vậy Him Lam có biện pháp nào để tránh bán nhà cho các "nhà đầu cơ"?
Tại sao tôi phải chống? Nói đúng hơn nên dùng các từ "nhà đầu tư" chứ "nhà đầu cơ", và tất cả các sản phẩm của Him Lam đều được chào bán công khai minh bạch trên thị trường, không thông qua kênh tiêu chuẩn nào. Mọi người đề có quyền mua nhà của chúng tôi. Và các nhà đầu tư cũng là một trong các khách hàng của chúng tôi. Đơn giản là tôi cho xây những căn chung cư, nhà đúng tiêu chuẩn và tôn trọng khách hàng sẽ ở trong đó.
Nhân sự kiện ông họ Dương ra thông báo tuyển chọn con em cùng dòng họ vào công tác tại Ngân hàng Liên Việt, ANTT trích đăng lại những chia sẻ thẳng thắng của ông Dương Công Minh, người giữ quyền điều phối của tổ chức tín dụng này. Buổi tọa đàm nói trên được thực hiện vào năm 2010.
Nên đọc
Theo fli.com.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy