Mặc dù khá ít tên tuổi, thế nhưng công ty sản xuất pin xe điện CATL có mức phát triển cực kỳ nhanh, giá trị tăng đến 150% so với năm trước. Hiện tại, CATL là đối tác của những hãng xe nổi tiếng khắp thế giới như BMW, Volkswagen, Mercedes-Benz.
Người sáng lập kiêm chủ tịch CATL, Robin Zeng (52 tuổi), đứng thứ 47 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với số tài sản 32,5 tỷ USD - gấp 3 lần so với con số 9.7 tỷ USD tháng 3 năm ngoái. Theo thông tin, Zeng sở hữu khoảng 25% cổ phần công ty.
Ngoài Zeng, các nhân vật chủ chốt khác của CATL cũng lên hàng tỷ phút. 2 Phó chủ tịch Huang Shilin và Li Ping sở hữu tài sản ròng có giá trị lần lượt 14,7 tỷ USD và 6,6 tỷ USD. Ngoài ra còn có 6 nhân vật khác sở hữu tài sản trên 1 tỷ USD.
Tổng tài sản của 9 tỷ phú này lên đến 72 tỷ USD - một con số đáng ngạc nhiên với một công ty chỉ mới thành lập từ năm 2011. Như vậy số tỷ phú từ CATL đã nhiều hơn cả Google (8 tỷ phú) và Facebook (8 tỷ phú).
Một số tập đoàn thuộc sở hữu gia đình có nhiều tỷ phú hơn vì nhiều người thừa kế hơn. Nhưng nếu chỉ tính trong phạm vi giao dịch công khai và một công ty sản xuất, thì CATL chính là nơi tạo ra nhiều tỷ phú nhất (cùng với công ty sản xuất nước tương Trung Quốc Foshan Haitian Flavoring & Food).
Tiền thân của CALT là công ty ATL - thành lập năm 1999 - chuyên sản xuất pin cho điện thoại di động và laptop. Đây là đơn vị cung cấp pin cho các sản phẩm iPod, iPad và Macbook. Năm 2011, ATL chuyển thành CALT, tập trung vào sản xuất pin ô tô.
Khi Trung Quốc ngày càng chú ý đến việc phát triển năng lượng sạch, CALT đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ chính phủ. Bắt đầu từ 2015, chính phủ Trung Quốc ban hành và duy trì một danh sách 50 nhà cung cấp pin nội địa được khuyến nghị, “hất cẳng” những đơn vị nước ngoài như LG và Samsung.
Các nhà sản xuất ô tô đã sử dụng danh sách này để chọn đơn vị cung cấp pin, mở đường cho sự nổi lên của các công ty như CATL. Danh sách này bị loại bỏ từ năm 2019, sau khi CATL niêm yết trên Sở giao dịch Thâm Quyến.
Tận dụng lợi thế Trung Quốc là thị trường ô tô và xe điện lớn nhất thế giới, CALT đã tích cực mở rộng khả năng sản xuất, nghiên cứu sản phẩm của mình. Năm 2020, CATL chiếm đến 22% thị phần toàn cầu, chỉ sau LG với 28% thị phần. Tại Trung Quốc, thị phần của CATL lên đến 46%. Trong khi đó đối thủ chính của CATL ở thị trường nội địa là BYD chỉ chiếm 16%.
Trong cuối năm nay, CATL có dự tính mở nhà máy đầu tiên tại Đức. Sự hiện diện của thương hiệu này tại châu u có chiều hướng tốt khi doanh số bán cho các nhà sản xuất châu u đang tăng trưởng, đồng thời Trung Quốc cũng bắt đầu xuất khẩu xe điện dùng pin CALT ra nước ngoài.
Tác giả: Quân Bảo
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy