Hơn 80% thị phần vận chuyển hàng hóa bằng hàng không hiện do các hãng bay nước ngoài chiếm lĩnh.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn tham vấn ý kiến của Bộ GTVT đối với Dự án thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa của Công ty Cổ phần IPP Air Cargo (IPP Air Cargo).
Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không cho biết là theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 thì Dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa không nằm trong danh mục các Dự án cần phải phê duyệt chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền.
Theo Nghị định số 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung thì IPP Air Cargo phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.
Tuy nhiên, tại công văn số 4620/BGTVT-VT ngày 14/5/2020, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ với đề xuất “thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022)” và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến “đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Bộ GTVT” nêu tại công văn số 8533/VPCP-CN ngày 17/7/2020 của Văn phòng Chính phủ.
“Để có cơ sở trả lời IPP Air Cargo, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ GTVT về việc hướng dẫn xây dựng và thẩm định Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho IPP Air Cargo”, công văn do ông Võ Huy Cường, Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam nêu rõ.
Tại công văn số 4620, Bộ GTVT cho biết là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong tình hình mới, thị trường vận tải hàng không thế giới và Việt Nam đã sụt giảm nghiêm trọng.
Theo thông tin ngày 21/4/2020 của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), dự báo nhu cầu thị trường sẽ giảm 80% trong thời gian tới, đe dọa mất 25 triệu việc làm trong lĩnh vực hàng không, kêu gọi Chính phủ các nước có các biện pháp khẩn cấp để trợ giúp các hãng hàng không tồn tại, bảo vệ việc làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, thị trường hàng không đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn. Đến hết năm 2022, tổng thị trường vận chuyển dự báo đạt 78 triệu khách, bằng 74% so với dự báo đã báo cáo, trong đó các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển ước đạt hơn 57 triệu khách, bằng 75% so với dự báo đã báo cáo. Như vậy, theo kịch bản lạc quan nhất, các chỉ số về thị trường vận tải hàng không Việt Nam của năm 2022 chỉ xấp xỉ bằng năm 2019.
Hiện tại, đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam là 214 tàu bay nhưng mới chỉ khai thác các đường bay nội địa và một số chuyến bay chở hàng quốc tế với tỷ lệ trọng tải cung ứng chưa tới 50% so với năng lực.
Trên cơ sở các đánh giá nêu trên, nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước về hàng không phát triển bền vững trong tình hình mới, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ trước mắt, tập trung phục hồi thị trường vận tải hàng không trong nước và quốc tế, tháo gỡ khó khăn cho các hãng hàng không Việt Nam đang hoạt động; việc thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022).
Tác giả: Anh Minh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy