Dòng sự kiện:
Đã đến lúc bỏ quota tín dụng và trần lãi suất?
10/05/2018 21:44:07
Chuyên gia nêu quan điểm rằng, với những ngân hàng đã có quy mô lớn rồi thì không nhất thiết phải tăng trưởng quá cao trong khi các ngân hàng nhỏ, mạnh có tiềm năng tăng trưởng tốt thì hiện nay lại bị hạn chế tăng.

Kết thúc quý I/2018, tăng trưởng GDP đạt mức 7,38%, mức tăng cao nhất trong 10 năm vừa qua. Ngay sau khi con số này được công bố, nhiều tổ chức trong nước đều dự báo GDP của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2018.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6,83%, trong khi đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%.

Câu hỏi đặt ra là: Với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như vậy, Nhà điều hành sẽ có thái độ như thế nào đối với chính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, Việt Nam luôn muốn một chính sách tiền tệ có thể đạt được hai mục tiêu là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là duy trì ổn định giá trị đồng tiền và giữ lạm phát ở mức thấp, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng.

“Trong năm 2017, đặc biệt là quý I/2017, khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp thì gánh nặng đặt lên chính sách tiền tệ là rất lớn khi phải hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào quý I/2018, tăng trưởng kinh tế đã ở mức tốt, kể cả những quý sau không được như quý I thì nhiều khả năng chúng ta vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm”, ông Thành nói.

Theo đó, chuyên gia cho rằng, định hướng chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm không nên nới lỏng mà vẫn cần hướng đến việc duy trì những mục tiêu như đảm bảo lạm phát thấp, ổn định tiền đồng.

Kết thúc quý I/2018, tăng trưởng GDP đạt mức 7,38%, mức tăng cao nhất trong 10 năm vừa qua. Ngay sau khi con số này được công bố, nhiều tổ chức trong nước đều dự báo GDP của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2018.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6,83%, trong khi đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%.

Câu hỏi đặt ra là: Với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như vậy, Nhà điều hành sẽ có thái độ như thế nào đối với chính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm?

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Phát triển, Trường Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, Việt Nam luôn muốn một chính sách tiền tệ có thể đạt được hai mục tiêu là duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là duy trì ổn định giá trị đồng tiền và giữ lạm phát ở mức thấp, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng.

“Trong năm 2017, đặc biệt là quý I/2017, khi tăng trưởng kinh tế ở mức thấp thì gánh nặng đặt lên chính sách tiền tệ là rất lớn khi phải hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào quý I/2018, tăng trưởng kinh tế đã ở mức tốt, kể cả những quý sau không được như quý I thì nhiều khả năng chúng ta vẫn đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm”, ông Thành nói.

Theo đó, chuyên gia cho rằng, định hướng chính sách tiền tệ từ nay đến cuối năm không nên nới lỏng mà vẫn cần hướng đến việc duy trì những mục tiêu như đảm bảo lạm phát thấp, ổn định tiền đồng.

Cũng theo ông Thành, với những kết quả đã đạt được trong việc ổn định kinh tế vĩ mô trong thời gian qua, NHNN nên có lộ trình điều chỉnh công cụ điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng.

Lý giải về đề xuất này, chuyên gia Fulbright cho rằng, trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến nay, do áp lực vừa phải ổn định kinh tế vĩ mô vừa phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nên các công cụ điều hành chính sách tiền tệ mang tính chất đặc biệt, không theo thông lệ của nền kinh tế thị trường, các công cụ vẫn mang tính chất hành chính, trong đó có trần lãi suất và quota tăng trưởng tín dụng .

Việc dùng biện pháp hành chính giúp NHNN quản lý dễ dàng hơn, và cũng có những quan điểm cho rằng vẫn cần áp dụng các biện pháp này bởi hệ thống vẫn còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, nếu nhìn vào những kết quả đạt được, nếu để các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân tin rằng tình hình vĩ mô đã ổn định thì đây cũng chính là thời điểm để những biện pháp hành chính này có những điều chỉnh, thay thế bằng các công cụ gián tiếp, mang tính thị trường hơn.

“Ví như thay vì đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng, thì Chính phủ có thể đặt ra một chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mang tính định hướng, những ngân hàng nào đủ vốn sẽ không bị hạn chế tăng trưởng, nhưng nếu ngân hàng nào đã tăng quá nhanh dẫn đến không đủ vốn thì không được tăng trưởng nữa.

Hay như điều hành lãi suất, thì thay vì áp trần lãi suất thì NHNN có thể điều hành thông qua nghiệp vụ thị trường mở”, ông Thành nêu quan điểm.

Lý giải kỹ hơn, ông Thành cho rằng, trong bối cảnh ngành ngân hàng vẫn có nhiều nhà băng yếu kém, nếu không hạn chế tăng trưởng tín dụng, thì những ngân hàng đó khi muốn khắc phục thì họ rất dễ dùng các biện pháp là “phình to ra”, cho vay nhiều hơn. Nên phải áp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng để hạn chế là hợp lý.

Tuy nhiên, biện pháp hành chính đó chính là cơ chế xin cho, mỗi ngân hàng nhận được một chỉ tiêu riêng, khi ngân hàng xin tăng chỉ tiêu lại phải trình lên NHNN, xin điều chỉnh, như vậy sẽ không mang lại tính cạnh tranh cho các nhà băng.

“Với những ngân hàng đã có quy mô lớn rồi thì không nhất thiết phải tăng trưởng quá cao trong khi các ngân hàng nhỏ, mạnh có tiềm năng tăng trưởng tốt thì hiện nay lại bị hạn chế tăng trưởng tín dụng.

Biện pháp hành chính khi áp đặt như vậy không tạo sự cạnh tranh lành mạnh và động cơ phát triển cho các ngân hàng”, ông Thành nói.

Theo đó, chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu đã cho rằng tình hình đã thực sự tốt lên, nhiều yếu kém đã được khắc phục thì NHNN cần sớm công bố lộ trình điều chỉnh chính sách.

Theo Bizlive

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến