Báo cáo từ Kho bạc Nhà nước (KBNN) cho biết, trong số 164.952 tỷ đồng đã huy động được, có 102.375 tỷ đồng đã được sử dụng để trả nợ gốc đến hạn của ngân sách trung ương (NSTW) và phần còn lại (62.577 tỷ đồng) bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn của NSTW. Kỳ hạn phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) bình quân là 12,17 năm; thời gian đáo hạn bình quân của danh mục TPCP là 9,14 năm; lãi suất phát hành bình quân là 3,78%/năm.
Ảnh TL minh họa.
Cho biết thêm về việc phát hành TPCP trong khi tồn ngân quỹ nhà nước cao, KBNN cho biết, thời gian qua, cân đối thu - chi NSNN về tổng thể có thặng dư, song chủ yếu là cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) thặng dư lớn, trong khi cân đối NSTW vẫn tiếp tục bội chi.
Bên cạnh đó, yêu cầu trả nợ gốc đến hạn hàng năm cũng rất lớn, tập trung vào nhiệm vụ của NSTW. Cụ thể, theo dự toán NSNN năm 2023, nhu cầu bù đắp bội chi của NSTW là 430.500 tỷ đồng; cho trả nợ gốc là 190.515 tỷ đồng. Nguồn bù đắp chủ yếu từ vay trong nước thông qua phát hành TPCP.
Đồng thời, Luật NSNN cũng quy định không sử dụng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác, nên trường hợp không phát hành TPCP, NSTW sẽ không có nguồn để trả nợ gốc và chi đầu tư phát triển.
Do đó, KBNN phát hành TPCP để bù đắp bội chi và chi trả nợ gốc đến hạn của NSTW theo quy định của Luật NSNN và Luật Quản lý nợ công. Khối lượng TPCP huy động theo nhiệm vụ Bộ Tài chính giao (trong phạm vi tổng mức vay NSNN được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định).
Thực tế, để gắn kết và nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ nhà nước với huy động vốn, hàng năm KBNN đã cân đối nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để cho NSTW vay khi việc phát hành TPCP trên thị trường gặp khó khăn, đảm bảo trong tổng mức vay do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định; qua đó, giúp giảm chi phí vay hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Tuy nhiên, đây là nguồn nhàn rỗi mang tính ngắn hạn (dưới 12 tháng) nên phải cho vay ở mức phù hợp để không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả của KBNN và tránh tạo áp lực trả nợ trong ngắn hạn của NSTW, không phù hợp với chủ trương “Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ ngắn hạn và chi phí vay vốn” tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và yêu cầu “kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vay NQNN theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và pháp luật về quản lý NQNN” tại Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ngoài ra, việc phát hành TPCP cũng cần phải được duy trì thường xuyên để duy trì hoạt động và phát triển thị trường vốn trong nước, duy trì kênh huy động vốn cho NSNN tại mọi thời điểm; đồng thời, tạo lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác trên thị trường tham chiếu theo thông lệ quốc tế./.
Tác giả: An Nhi
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy