Tuần qua, thị trường chứng khoán chứng kiến VN-Index hồi phục trong ba tuần liên tiếp với ba phiên tăng điểm và hai phiên điều chỉnh giảm. VN-Index lần lượt chạm mức cao nhất 1.374,03 điểm và mức thấp 1.334,69 điểm.
Cả tuần, VN-Index đã tăng 15,6 điểm (+1,2%), lên mức 1.357,05 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index cũng ghi nhận ba tuần đi lên liên tiếp với mức tăng 11,5 điểm (+3,5%) và lên 336,96 điểm.
Nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng
Trong bối cảnh thị trường tăng trưởng, nhà đầu tư nước ngoài lại quay về bán ròng với giá trị lên trên 2.184 tỷ đồng trên sàn HoSE, tương ứng với khối lượng ròng 59,53 triệu cổ phiếu. Theo thống kê từ Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), xét về khối lượng ròng, mã SSI bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với 16,5 triệu cổ phiếu, tiếp theo là FUEVFVND là 6,6 triệu chứng chỉ quỹ. Song ngược lại, họ mua ròng mã STB nhiều nhất với 6,7 triệu cổ phiếu.
Phía sàn HNX, khối nước ngoài cũng bán ròng với giá trị trên 78 tỷ đồng, khối lượng ròng tương ứng 2,6 triệu cổ phiếu. Và, họ bán ròng nhiều nhất tại mã VND với 1,4 triệu cổ phiếu, sau đó là mã PVS 1,2 triệu cổ phiếu. Bên cạnh đó, khối ngoại đã mua ròng lớn nhất tại mã DXS với 1,4 triệu cổ phiếu.
Điểm đáng lưu ý, thanh khoản trên cả hai sàn đã gia tăng so với tuần trước đó và cao hơn mức trung bình 20 tuần và đạt trung bình khoảng 27.600 tỷ đồng/hai sàn. Cụ thể, giá trị giao dịch trên HoSE tăng 16% với 119.160 tỷ đồng/tuần, tương ứng khối lượng tăng 13,8% với 3.696 triệu cổ phiếu giao dịch/tuần. Cùng với đó, giá trị giao dịch trên HNX 14,3%, đạt 19.090 tỷ đồng/tuần, khối lượng giao dịch tăng 19,5% với 798 triệu cổ phiếu/tuần.
Theo đó, thị trường chứng khoán gần như hồi phục trên toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu, trong đó nhóm công nghiệp tăng mạnh nhất nhất với 6,3% giá trị vốn hóa, các cổ phiếu tiêu biểu như GEX (+5,4%), PHP (+27,5%), VCG (+5,2%)... Kế đến là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức tăng 1,9% giá trị vốn hóa, như HPG (+0,5%), NKG (+3,6%), DPM (+19,8%), DCM (+10,6%)... Và, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng tăng 1,5% giá trị vốn hóa với các mã trụ cột như VNM (+3,1%), BHN (+5,9%)...
Còn lại, nhóm tiện ích cộng đồng (+1,3%), tài chính (+1,4%), ngân hàng (+0,7%), dược phẩm và y tế (+0,4%), dịch vụ tiêu dùng (+0,7%), dầu khí (+0,9%).
Tuy nhiên, công nghệ thông tin là nhóm duy nhất lội dòng nước ngược với mức giảm 1,4% giá trị vốn hóa, trong đó mã FPT (-1,7%), CMG (-2,9%)...
Top 5 mã cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên sàn HoSE:
(*) Giá tham chiếu-Đơn vị: Nghìn đồng.
Vùng kháng cự trong khoảng 1.370-1.375
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, chuyên viên phân tích (SHS), VN-Index tăng 1,2% và hồi phục trong tuần thứ ba liên tiếp với thanh khoản gia tăng (so với tuần trước đó là khoảng 19.100 tỷ đồng/phiên) đồng thời cao hơn mức trung bình 20 tuần. Kết hợp với diễn biến giao dịch kể trên cho thấy là đà tăng của VN-Index đang có dấu hiệu suy yếu và áp lực bán ra của nhà đầu tư trong ba phiên cuối tuần là khá mạnh. Thêm vào đó, khối ngoại đã quay trở lại bán ròng trong tuần với hơn 2.200 tỷ đồng trên hai sàn cũng phần nào tạo ra áp lực tiêu cực lên thị trường.
Về phân tích kỹ thuật, ông Thắng dự báo VN-Index đã vượt qua được mục tiêu của sóng hồi phục nhưng động lực đang bị suy yếu, do đó khả năng sẽ có những rung lắc diễn ra trong tuần tới. Trong kịch bản tiêu cực, ông Thắng cho rằng nếu VN-Index xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.325 điểm, thị trường có thể xem như đã bước vào sóng điều chỉnh xuống với mục tiêu quanh 1.175 điểm.
“Trong tuần giao dịch ngày 16-20/8, thị trường có khả năng sẽ tiếp tục rung lắc khi mà áp lực chốt gia tăng với vùng kháng cự trong khoảng 1.370-1.375 điểm và vùng hỗ trợ trong khoảng 1.325-1.350 điểm. Trong thời điểm này, nhà đầu tư đã chốt lời dần danh mục trong tuần qua nên đứng ngoài và quan sát thị trường, chưa nên mua thêm ở vùng giá hiện tại,” ông Thắng khuyến cáo.
(Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN)
Có quan điểm lạc quan hơn, nhóm phân tích của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho rằng VN-Index tiếp tục hồi phục khá mạnh trong tuần vừa qua và bất chấp những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Cụ thể, chỉ số này cho phản ứng hồi phục khá mạnh và liên tục sau khi vượt ngưỡng 1.300 điểm, điều này đang cho thấy nhà đầu tư đã dần trở nên lạc quan hơn về tình hình thị trường hiện tại.
Theo đó, báo cáo VCBS chỉ ra mặc dù thị trường vẫn có áp lực chốt lời ngắn hạn song mức giảm không phải quá lớn và chỉ số nhanh chóng hồi phục sau đó. Điều này cho thấy dòng tiền lớn đang dần trở lại thị trường chứng khoán và đóng vai trò tích cực trong việc dẫn dắt xu hướng đi lên.
“Trong bối cảnh hiện tại, nhà đầu tư có thể giải ngân ở những nhịp điều chỉnh giảm trong phiên với trọng tâm là những cổ phiếu đang đóng vai trò dẫn dắt chỉ số chung như nhóm ngân hàng, dầu khí và đặc biệt là những doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh tốt và duy trì triển vọng tích cực trong phần còn lại của năm nay,” nhóm phân tích của VCBS khuyến nghị.
Đồng tình với quan điểm thị trường chứng khoán khả năng tiếp tục rung lắc trong bối cảnh áp lực chốt gia tăng, song nhóm phân tích Công ty Chứng khoán MB (MBS) cũng có cái nhìn tích cực về xu hướng dòng tiền với dấu hiệu quay trở lại tích lũy tại nhóm VN30.
“Về kỹ thuật, VN-Index đã có phiên cuối tuần kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ MA50 thành công đồng thời thanh khoản trong tuần cũng đã tăng trở lại, do vậy nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào nhịp tăng tiếp diễn và quay trở lại đỉnh cũ của thị trường,” báo cáo của MBS đưa ra dự báo./.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy