Ngày 16/11, phiên tòa xét xử bị cáo Dương Thị Bạch Diệp - Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương (tức đại gia Diệp Bạch Dương), cựu Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài cùng đồng phạm tiếp tục phần thẩm vấn.
Theo cáo buộc, Dương Thị Bạch Diệp đã có hành vi gian dối trong việc dùng tài sản 57 Cao Thắng để hoán đổi với tài sản 185 Hai Bà Trưng, qua đó chiếm đoạt 186 tỷ đồng tài sản của Nhà nước.
Bị cáo Dương Thị Bạch Diệp. (ảnh: CTV).
Trong phần xét hỏi, bị cáo Diệp phủ nhận toàn bộ cáo buộc cáo trạng và cho rằng căn nhà số 57 Cao Thắng, quận 3 không được thể chấp cho bất kỳ khoản vay nào.
Bên cạnh đó, nữ đại gia cung cấp cho tòa 18 trang tài liệu và cho đây là chứng cứ chứng minh ngân hàng đã cấu kết với kế toán công ty của bà để làm giả hợp đồng.
"Bí mật này nằm trong công ty hơn 10 năm. Tôi có đầy đủ bản chính các hợp đồng tín dụng liên quan đến khoản vay 6.700 lượng vàng. Tôi có ký giấy tờ nhận, nhưng thực tế chưa nhận một lượng vàng nào", bà Diệp nói và cho rằng "hợp đồng bị ngân hàng đánh tráo về nghĩa vụ đảm bảo".
Sau đó, chủ tọa phiên tòa, ông Phạm Lương Toản yêu cầu bà Diệp đưa tài liệu cho luật sư để trình cho hội đồng xét xử (HĐXX).
Đồng thời, HĐXX yêu cầu phía bà Diệp nộp toàn bộ bản chính chứng cứ này để HĐXX bổ sung vào chứng cứ vụ án (không trả lại) và chuyển Viện kiểm sát xem xét, đánh giá. HĐXX sẽ không nhận bản photocopy.
Chủ tọa đề nghị luật sư bào chữa cho bà Diệp giải thích quy định pháp luật cho bà Diệp. Đồng thời, nếu tin tưởng HĐXX thì nộp bản chính, và sau mỗi trang giấy sẽ ký tên Dương Thị Bạch Diệp.
Tiếp đó, luật sư bào chữa cho nữ bị cáo đề nghị nộp bản photocopy, sau đó sẽ trình bản chính để HĐXX và Viện kiểm sát đối chiếu, xem xét.
Lý giải, luật sư của bà Diệp cho hay, đây là các tài liệu thuộc tài sản của công ty, liên quan đến quyết toán hồ sơ của công ty đối với các cơ quan nhà Nước nên công ty phải lưu giữ lại.
Thay mặt HĐXX, chủ tọa Phạm Lương Toản trả lời không đồng ý đề nghị của luật sư Phan Trung Hoài. Bởi theo quy định pháp luật, chứng cứ trong vụ án phải là bản chính, lưu giữ tại hồ sơ vụ án. Không vì bất cứ lý do gì để có thể dùng chứng cứ đó là bản photocopy. Tài liệu photocopy không phải là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá, xem xét.
Hôm nay (17/12), phiên tòa tiếp tục xét hỏi.
Tác giả: Xuân Duy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy