Ảnh minh họa.
Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông Cao Toàn Mỹ, người có liên quan đến vụ kiện cáo hoa hậu người Việt tại Nga Hồ Thị Phương Nga, là một trong 4 cổ đông sáng lập công ty VNG, với số cổ phần nắm giữ 75.000 cổ phần tương ứng tỷ lệ vốn 0,3% của VNG.
Con số này được ghi là cập nhật vào ngày 31/8/2016 với số vốn của VNG là gần 331 tỷ đồng nhưng có thể số liệu cổ phần của các cổ đông sáng lập chưa được Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cập nhật sau khi VNG đã chia thưởng cổ phiếu ESOP và phát hành riêng lẻ.
Trước đó báo chí đưa tin VNG đang có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ với giá 542.000 đồng/cp, như vậy lượng cổ phiếu ông Cao Toàn Mỹ đang sở hữu nếu tính ra có giá trị khoảng 40,65 tỷ đồng.
VNG Corp là công ty hoạt động trong lĩnh vực Nghiên cứu và phát triển phần mềm, điều hành và phân phối các trò chơi trực tuyến, quảng cáo trực tuyến, thương mại điện tử... VNG Corp được thành lập vào ngày 9/9/2004 với tên gọi VinaGame. Tháng 7 năm 2004 công ty ký hợp đồng với Kingsoft để mang game Võ Lâm Truyền Kỳ về Việt Nam. Trong vòng 1 tháng, Võ Lâm Truyền Kỳ đã tạo nên cơn sốt tại Việt Nam với con số 200.000 người chơi truy cập tại cùng một thời điểm.
Năm 2008, công ty đổi thương hiệu thành VNG Corporation. Giữa năm 2009, sản phẩm mạng xã hội Zing Me ra đời với hơn 4 triệu thành viên hoạt động thường xuyên hàng tháng vào cuối năm.
Công ty được chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng theo Công văn số 80/CQĐD-NV do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ban hành ngày 29/1/ 2011.
Năm 2012 và 2013, VNG đưa ra sản phẩm Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí hoạt động trên nền tảng di động. Ngày 20/9/2016 vừa qua, ứng dụng Zalo vừa chạm mốc 60 triệu người dùng toàn cầu.
Ngoài việc là cổ đông sáng lập VNG Corp, ông Cao Toàn Mỹ hiện cũng là giám đốc Công ty cổ phần tin học không gian ảo Vina (Vina Cyber JSC) với vốn điều lệ 9,5 tỷ đồng thành lập năm 2006 và đặt văn phòng tại quận 7 TPHCM.
Từ khi thành lập, công ty này đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ Internet mang tính tiên phong tại thị trường Việt Nam như dịch vụ hẹn ăn trưa, hẹn hò tốc độ, đấu giá qua tin nhắn SMS, lập website tuyển dụng người mẫu…
Cụ thể, công ty này từng lập nên mạng xã hội hẹn ăn trưa, được lập ra nhằm giúp giới công sở trẻ kết bạn qua các buổi ăn trưa, gặp gỡ sau giờ làm việc.
Tháng 8/2007, doanh nghiệp này cũng đã cho ra mắt dịch vụ “Hẹn tốc độ”nhằm kết nối các đôi nam nữ độc thân, theo đó dịch vụ được xây dựng trên một chuỗi các cuộc hẹn cá nhân nhỏ.
Các dịch vụ của công ty VinaCyber từng thu hút hàng chục nghìn thành viên tham gia và theo cách đánh giá như hiện nay, có thể coi đây là những start-up công nghệ khá điển hình.
Nên đọc
Theo NDH
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy