Tin liên quan
Ảnh minh họa.
Thông tin được báo Tuổi trẻ dẫn ra cho biết, trước mắt, tập đoàn Gazprom Neft (GPN) của Nga đã chính thức có thư đề nghị dừng quá trình đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất với PVN.
Thương vụ này đã được bàn thảo trong một thời gian khá dài. Hồi tháng 5, báo cáo tình hình triển khai các dự án trọng điểm về dầu khí của Ban chỉ đạo Nhà nước cũng cho biết đàm phán này đang bị kéo dài vì chính các khoản nợ của Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Từ hồi tháng 11/2013, Gazprom Neft và PVN đã ký một thỏa thuận khung về các nguyên tắc chính khi tập đoàn Nga mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất và hiện đại hóa nhà máy này.
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH lọc hóa dầu Bình Sơn từng cho biết, Gazprom đề xuất phương án mở rộng, nâng công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất lên 10 triệu tấn mỗi năm.
"Gazprom Neft có kế hoạch mua 49% cổ phần và đề xuất phương án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với vốn đầu tư khoảng 1,5 - 3 tỷ USD", ông Giang nói.
Gazprom Neft là một trong những công ty dầu khí hàng đầu của Nga, đang sở hữu trên 70 giấy phép khai thác dầu ở Nga với sản lượng đạt trên 60 triệu tấn mỗi năm và có 5 nhà máy lọc dầu với công suất 40 triệu tấn mỗi năm.
Trước đó, PVN cho biết GPN đã gửi thư kiến nghị gửi các bộ, ngành của Việt Nam đề xuất cơ chế ưu đãi, điều kiện để GPN tham gia hợp tác với Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như tham gia làm dự án mở rộng nhà máy.
Song Bộ Công thương đã khẳng định không thể tiếp tục ưu đãi về thuế nhập khẩu cho Dung Quất sau 2018.
Trong khi đó, hồi đầu tháng 11 vừa rồi, Hội đồng Thành viên PVN vừa ra quyết định về việc cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).
Theo đó, Công ty BSR sẽ được cổ phần hóa và thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được Tập đoàn quy định hết ngày 31/12/2015.
Việc triển khai cổ phần hóa Công ty BSR là thực hiện chủ trương của Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất có số phận khá long đong khi được đánh giá là chủ thể kinh tế lớn ở Việt Nam có sự phức tạp. Chẳng hạn như công trường xây dựng di chuyển lên phía bắc, xa với địa bàn khu mỏ mà xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro khai thác.
Một số hãng dầu khí của Malaysia, Hàn Quốc đồng ý kết nối vào dự án nhưng sau lại từ chối. Hay đến năm 1998, khâu xây dựng nhà máy được chuyển giao từ công ty Foster Wheeler của Mỹ cho liên doanh Vietros do Petrovietnam cùng với công ty Zarubezhneft của Nga thành lập ra.Tuy nhiên, đến năm 2002 hãng dầu khí này Nga cũng mất hứng thú với dự án, dù không có lỗi trong tình trạng kéo dài đáng kể việc xây dựng cơ sở, gia tăng chi phí ước tính của dự án cũng như thời hạn hoàn vốn của nhà máy…
Cuối cùng phía Việt Nam đã một mình hoàn thành dự án bằng nguồn lực riêng.
Theo bizlive.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy