Tin liên quan
Hội thảo "Liên kết phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên" do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 24/7 tại Đắc Lắc đã dành một phiên để thảo luận về vấn đề nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Năng suất cao, giá trị gia tăng thấp
Phó ban Chỉ đạo Tây Nguyên, ông Trần Việt Hùng cho biết, trong cơ cấu vốn đầu tư tại Tây Nguyên cho thấy, lĩnh vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 18%.
Ngành nông nghiệp Tây Nguyên đã tạo ra một số sản phẩm xuất khẩu chiến lược của cả nước, như: cà phê đạt sản lượng hàng năm 1,2 triệu tấn, chiếm 94% sản lượng cả nước; hồ tiêu đạt sản lượng 80 nghìn tấn, chiếm 54% sản lượng cả nước; chè 1,3 triệu tấn, chiếm 24% sản lượng cả nước; hạt điều 63,5 nghìn tấn, chiếm 19% sản lượng cả nước; cao su 171 nghìn tấn, chiếm 18% sản lượng cả nước.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trường phòng chế biến, Cục Chế biến Nông lâm Thuỷ sản và nghề muốn đánh giá, chế biến nông, lâm sản là một trong những động lực phát triển kinh tế xã hội của Tây Nguyên tuy nhiên thời gian qua lĩnh vực này đã chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có.
Mặc dù diện tích cũng như sản lượng cao nhưng giá trị gia tăng của các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, cao su đều bị đánh giá thấp, hầu như chỉ dừng lại ở khâu sản xuất và sơ chế.
Do đó, ông Dũng kiến nghị, Tây Nguyên cần chú trọng tạo dựng các liên kết dọc nhằm tạo ra những chuỗi liên kết khép giữa cái công đoạn từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Đồng thời, phát triển một cách phù hợp các liên kết ngang nhằm tạo ra thế chủ động của mỗi doanh nghiệp, tổ chức và hộ gia đình thực hiện các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm.
Ông Dũng nhấn mạnh rằng, cần có người đứng ra điều phối chuỗi liên kết trong việc sản xuất và chế biến nông sản. Trong đó, doanh nghiệp phải đứng vài trò chủ đạo.
Đi vào từng mặt hàng cụ thể, ông Dũng kiến nghị định hướng đến năm 2030 không xây thêm nhà máy chế biến cà phê nào nữa và chủ yếu tập trung, nâng cấp, cải tiến công nghệ các nhà máy đã có.
Hội thảo: "Liên kết phát triển vùng Tây Nguyên"
Tương tự với sản phẩm hồ tiêu chỉ mới dừng lại ở sơ chế, vẫn còn lo ngại về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm, định hướng đến năm 2030 không nên đầu tư chế biến tiêu, nên nâng cấp công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với sản phẩm cao su, ông Dũng cho rằng tiêu thụ khó khăn vì cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với cơ cấu sản phẩm của thế giới do đó quy hoạch đến năm 2030 đa dạng hoá sản phẩm, giảm giá thành, cần phát triển đáp ứng nhu cầu thế giới.
Hạn chế phát triển ca cao ngoài quy hoạch làm giảm chất lượng sản phẩm, đầu tư công nghệ nâng cao giá trị chế biến ca cao, thay vì chỉ sơ chế cho nguyên liệu chế biến.
Ai sẽ là "cái"?
Cùng đưa ra hàng loạt giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp vùng Tây Nguyên tuy nhiên, TS. Đào Đức Huấn, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn đặc biệt nhấn mạnh việc xác định 1-2 sản phẩm mũi nhọn để xây dựng thương hiệu Tây Nguyên.
" Thương hiệu vùng sẽ được xây dựng trên cơ sở một chuẩn mực chung về chất lượng sản phẩm, văn hóa đặc trưng và hình ảnh của sản phẩm, của vùng", ông Huấn nói.
Đồng quan điểm, ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết, đối với Tây Nguyên trong liên kết chuỗi giá trị của các sản phẩm cà phê, cao su, tiêu hay đại gia súc doanh nghiệp giữ vai trò làm "cái", các thành phần khác là hạt nhân xung quanh.
"Ai là "cái", ai là hạt nhân? Nông dân không thể làm được, hợp tác xã còn lâu mới làm được chỉ có doanh nghiệp mới làm được, các thành phần khác là hạt nhân xung quanh", ông Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Hùng cũng đặt vấn đề, ai cầm "cái" trong liên kết vùng?
"Để liên kết chuỗi sản phẩm này, sao không giao cho Ban chỉ đạo Tây Nguyên làm “cái” với 4 sản phầm chủ lực cà phê, cao su, tiêu hay đại gia súc rồi trình Thủ tướng về chính sách", ông Hùng nêu quan điểm.
Cuối cùng, ông Hùng khuyến cáo: "Tây Nguyên là vùng đất quý, trước những đại gia lớn đổ vào nông nghiệp thì phản ứng của vùng như thế nào? Đẩy ra không được, nhưng đón vào mà không theo quy hoạch thì phá vỡ cơ cấu vốn có".
Nên đọc
Theo BizLive
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy