TS. Dương Đình Giám - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công Thương trao đổi với phóng viên ANTT.VN (ảnh: Bảo Minh)
Theo tôi, cái cần nhất bây giờ là cơ quan đề xuất Dự thảo phải làm rõ được luận cứ hay nói rõ hơn, mục đích dán tem bia để làm gì? Tôi nghĩ, có hai mục đích dán tem: Thứ nhất, là để quản lí chất lượng của sản phẩm. Thứ hai, là để quản lí thuế (thông qua quản lí sản lượng). Ngoài ra, có thể, do bia là loại mặt hàng cần quản lí sản xuất kinh doanh đặc biệt, nên phải có một giải pháp gì đó hợp lí chăng? (lí do này không rõ lắm).
Ông có thể nói rõ hơn về mục đích quản lí chất lượng không?
Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, có thể công tác quản lý chất lượng sản phẩm chưa tốt. Nhưng nếu dán tem cho sản phẩm thì bản thân tem đó lại cho doanh nghiệp tự dán (nên có thể doanh nghiệp dán cho cả các sản phẩm chưa tốt), nên dù tem có được dán cũng chưa khẳng định được đó là sản phẩm có chất lượng tốt. Còn người tiêu dùng, khi uống bia, nếu biết là chất lượng không tốt thì họ sẽ không sử dụng nữa, nên thực chất dán tem cũng không có tác dụng gì. Như vậy, đối với doanh nghiệp quản lí tốt thì không cần dán tem, đối với doanh nghiệp quản lý chất lượng chưa tốt, thì có dán chất lượng vẫn vậy.
Còn quản lí thuế (hay sản lượng) thì sao, thưa ông?
Qua thực tế cho thấy, hầu như cơ quan quản lí của các địa phương có nhà máy bia, không phản ánh doanh nghiệp này trốn thuế, doanh nghiệp kia trốn thuế. Nếu có trốn cũng chỉ là số rất ít các cơ sở nhỏ sản xuất các loại đồ uống khác, như nước giải khát (tinh lọc), rượu tự nấu...
Ngoài hai mục đích chính là quản lí số lượng và chất lượng như trên, theo ông, việc dán tem bia còn mục đích nào nữa không?
Ngoài ra, nếu các cơ quan quản lý vẫn quyết định dán tem, thì trong quá trình tổ chức thực hiện, cần rất thận trọng, bởi nếu việc cung ứng tem trục trặc từ phía cơ quan tài chính sẽ làm cho khâu sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu vì chưa có tem kịp thời mà doanh nghiệp cố tình mang sản phẩm chưa được dán tem ra tiêu thụ là sẽ mắc phải hành vi trốn thuế; mà nếu không có đủ hàng để cung ứng cho thị trường chỉ vì không có tem để dán kịp thời, thì đấy là thiệt thòi cho doanh nghiệp. Chưa kể, để có thể dán tem cho tất cả các loại sản phẩm (bia chai, bia lon) với nhiều loại bao bì kích thước, chất liệu khác nhau, doanh nghiệp phải đầu tư một khoản tiền lớn để trang bị máy móc phù hợp, cùng với số kinh phí lớn để mua tem (do Bộ Tài chính phát hành).
Dự thảo Nghị định Quản lý sản xuất, kinh doanh bia của Bộ Công Thương ở quy định dán tem đang có rất nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Thể hiện quan điểm, đại diện Tổng Công ty CP Bia – Rượu – NGK Sài Gòn (SABECO), ông Lê Hồng Xanh cho biết: “Với mục đích quản lí, việc dán tem tại 23 nhà máy của SABECO sẽ phải đầu tư thêm khoảng 700 tỷ đồng kèm theo gần 1500 tỷ đồng mỗi năm cho việc sản xuất tem… Như vậy là vô cùng tốn kém!”. Ông Trần Đình Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Bia - Rượu – NGK Hà Nội (HABECO) cho rằng việc dán tem về mặt kĩ thuật sẽ gây nhiều khó khăn đối với sản xuất, vì phải đầu tư rất nhiều cho máy móc dán tem. Trong khi đó, việc lắp đặt rất khó vì mỗi dây chuyền có công suất, tốc độ khác nhau… |
Hoàng Hà
Nên đọc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy