Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau khi ký hiệp ước an ninh kêu gọi viện trợ quân sự và dân sự của Pháp cho Kiev. Ảnh: AFP
Theo trang Al Jazeera, trong mùa hè đầu tiên của cuộc xung đột, ông Macron nói rằng điều quan trọng là không khiến Moskva bị bẽ mặt và trật tự an ninh châu Âu, bao gồm Nga, nên được thiết lập.
Nhưng kể từ năm 2023, nhà lãnh đạo Pháp đã chuyển hướng mạnh mẽ sang chính sách đối ngoại cứng rắn.
Tại hội nghị ở Paris vào tháng trước, Tổng thống Pháp cho biết không nên loại trừ khả năng triển khai quân đội phương Tây tới Ukraine để chiến đấu với Nga. Đề xuất này đã khiến Nga không hài lòng và những nước ủng hộ chính của Ukraine bác bỏ.
Phát biểu tại Prague, Cộng hoà Séc ngày 5/3, Macron tuyên bố châu Âu không thể “hèn nhát” khi đối phó với Moskva.
Tại sao ông Macron thay đổi lập trường?
Động thái của ông Macron diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng trên chiến trường và hoạt động hỗ trợ quân sự của Mỹ bị trì hoãn.
Trong khi đặt mục tiêu chính là giữ vững chiến tuyến, Kiev lại gặp tình trạng thiếu lực lượng khi đứng trước một đối thủ gấp 3 lần về dân số. Tình trạng thiếu đạn dược cũng là một thách thức lớn sau cuộc phản công thất bại mà Ukraine tiến hành vào năm ngoái. Ukraine đang vật lộn để mở rộng quy mô quân đội.
Có nhiều lo ngại cho rằng những yếu tố này sẽ khuyến khích Moskva hành động quyết đoán hơn, không chỉ ở Ukraine mà còn có thể ở Moldova, Nam Caucasus và Sahel.
Trong khi đó, Paris ngày càng lo ngại về cuộc chiến hỗn hợp của Nga - tăng cường đối phó với Pháp và các thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU).
Ông Macron cũng muốn nâng cao tầm nhìn về quyền tự chủ chiến lược của châu Âu trước Washington, chứng minh khả năng của châu Âu trong việc hỗ trợ Kiev mà không cần trông cậy vào Mỹ - đặc biệt là trước khả năng cựu Tổng thống Donald Trump có thể tái đắc cử lần 2.
Ông Artin DerSimonian, nhà nghiên cứu Chương trình Á - Âu tại Viện Quincy về Quản lý Nhà nước có trách nhiệm, nhận định: “Không còn nghi ngờ gì nữa, những lo ngại về nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump đã khiến châu Âu nhận ra rằng họ cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ chính mình. Nhận thức này trên khắp lục địa đã góp phần thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược của ông Macron”.
Tăng cường quyền tự chủ của châu Âu
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Một số lời phát biểu của ông Trump trong chiến dịch tranh cử hồi tháng trước đã khiến các nhà hoạch định chính sách châu Âu lo lắng.
Tại sự kiện ở Nam Carolina, cựu Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ khuyến khích người Nga “làm bất cứ điều gì họ muốn” với bất kỳ thành viên NATO nào không đáp ứng các nguyên tắc chi tiêu.
Trong khi đó, Tổng thống Macron liên tục cảnh báo các nước châu Âu khác rằng lập trường của Mỹ về cuộc xung đột ở Ukraine đã thay đổi.
Ông Mathieu Droin, học giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đánh giá: “Dĩ nhiên, chúng tôi hoan nghênh Mỹ bất cứ lúc nào. Chúng tôi hiểu chúng tôi phụ thuộc vào sự đảm bảo an ninh của Washington như thế nào. Nhưng thực tế chúng tôi không thể trông cậy mãi vào Mỹ. Đây là điều mà nhiều nước châu Âu đang dần nhận thấy. Điều này chắc chắn luôn nằm trong tâm trí ông Macron”.
Trong khi đề xuất của ông Macron về việc gửi lực lượng quân sự phương Tây đến Ukraine bị hầu hết các đồng minh NATO bác bỏ, thì các quốc gia vùng Baltic – như Estonia, Latvia và Lithuania, cũng như một số quốc gia khác ở gần Nga hơn về mặt địa lý, lại hoan nghênh đề xuất này.
Trong suốt cuộc xung đột Nga – Ukraine và trong nhiều năm trước đó, một số nước Đông và Trung Âu tin rằng giới chức ở các thành viên Tây Âu của NATO, bao gồm cả Pháp, đã “không nhận thức được mối đe dọa hiện hữu từ Điện Kremlin”.
Ông DerSimonian nói với Al Jazeera: “Lập trường cứng rắn của ông Macron đối với Ukraine có thể là nỗ lực hơn nữa nhằm cải thiện những lo ngại ở phía đông lục địa. Cho dù nhà lãnh đạo Pháp có làm theo những tuyên bố của ông hay không, ông ấy chắc chắn đã giành được sự ủng hộ ở Đông ÂU. Điều này có thể sẽ hữu ích trong các kế hoạch chiến lược trong tương lai của Pháp”.
Ông Droin cho hay ngoài các trường hợp ngoại lệ như Hungary và Slovakia, các quốc gia ở Đông và Trung Âu là những quốc gia ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất và “hoan nghênh nồng nhiệt” sự thay đổi của ông Macron.
Sự thay đổi lập trường của Tổng thống Macron dường như bắt đầu vào cuối tháng 5/2023 khi ông phát biểu tại một hội nghị an ninh do GLOBSEC, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Bratislava, tổ chức.
Trong bài phát biểu, ông thừa nhận Paris đã không lắng nghe đầy đủ những lo ngại của các thành viên NATO gần Nga và Ukraine.
Ông Droin lập luận: “Tổng thống Pháp chắc chắn nhận ra rằng nếu muốn xây dựng một châu Âu mạnh mẽ và tự chủ hơn về mặt chiến lược, ông ấy cần những quốc gia này và đây chắc chắn là cách để hòa giải hai bán cầu châu Âu”.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy