Dấu hỏi của nền kinh tế Trung Quốc
13/04/2016 07:25:27
ANTT.VN – Sau nhiều năm tăng trưởng với tốc độ 2 chữ số, nền kinh tế lớn nhì thế giới đang giảm tốc trông thấy trong thời gian qua. Chính phủ Trung Quốc muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu dùng và dịch vụ, thay vì xuất khẩu và đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng.

Tin liên quan

Năm 2015 của Trung Quốc được đánh dấu bởi hàng loạt sự kiện - đồng NDT bị hạ giá mạnh, dự trữ ngoại hối giảm kỷ lục, vốn hóa thị trường chứng khoán bốc hơi 5.000 tỷ USD chỉ trong vài tháng. Đến năm 2016, thị trường Trung Quốc tiếp tục lao dốc khi nhà đầu tư lo ngại liệu các nhà hoạch định chính sách có thể ngăn đà giảm tốc của GDP. Đại lục vốn là một thỏi nam châm hút các doanh nghiệp, theo đó, quý đầu năm 2016, doanh nghiệp tích cực “di chuyển chuỗi giá trị, đổi mới, tăng lương và hỗ trợ tối đa cho người tiêu dùng”, đạt mức tăng trưởng trên 6%.

Tỉnh Vân Nam, một điểm đến du lịch nổi tiếng ở phía nam đất nước, đạt tốc độ tăng trưởng 8,7% trong năm ngoái, cao hơn mức trung bình toàn quốc là 6,9%. Ngược lại, tỉnh Liêu Ninh trong vành đai đông bắc chỉ dừng lại ở 3%. Theo một cuộc điều tra quan điểm của 200 nhà phân tích trên toàn thế giới mỗi năm, lượng sản xuất chỉ số kinh doanh toàn cầu trên thang điểm từ 1-10, đưa ra 10 điểm tích cực nhất. Kết quả khảo sát mới nhất thì Trung Quốc ghi được 4.1 điểm, giảm 0.3 điểm so với năm 2014 .

Điều đó đồng nghĩa với việc lo ngại về sự sụt giảm tăng trưởng ngày càng tăng. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2016 và 2017. Ước tính kinh tế Trung Quốc ở mức 6,5% trong năm 2016 và 6,3% trong năm 2017, thấp hơn mức 6,9% hồi năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu sa sút, thiếu nguồn cung lao động, giảm đầu tư vào nhiều ngành đang dư thừa công suất. Ông Shang-Jin Wei – nhà kinh tế trưởng của ADB nhận định, tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và sự phục hồi không đồng đều của kinh tế toàn cầu sẽ gây áp lực đối với tăng trưởng kinh tế châu Á. Tuy nhiên, khu vực này vẫn sẽ đóng góp hơn 60% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đồng quan điểm, nhà kinh tế học Shane Oliver tại AMP Capital Investors kết luận:"Tăng trưởng Trung Quốc vẫn còn yếu, nhưng không sụp đổ. Các biện pháp kích thích đang phần nào có tác dụng, nhưng vẫn cần thêm nhiều nữa để giúp nền kinh tế trong giai đoạn chuyển dịch này".

Thu Cúc

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến