Tin liên quan
Tin liên quan
Ông Nguyễn Chiến Thắng, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ GTVT) cho biết: Tháng 1/2014, vẫn còn 49 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 9 tháng đầu năm 2014 Bộ đã thực hiện CPH 10 tổng công ty mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án.
Bộ GTVT yêu cầu khi tái cơ cấu lao động ở SBIC phải gắn với giải quyết chính sách cho người lao động thỏa đáng, cố gắng ở mức cao nhất theoquy định (Ảnh:Báo Giao thông)
Hết 30/6, các Tổng công ty này đã tổ chức xong đại hội cổ đông, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới. Chỉ trong 9 tháng đầu năm, việc thoái vốn của các doanh nghiệp giao thông đã thu về hơn 357 tỷ đồng.
Ông Thắng cho hay: “Có năm Tổng công ty đã đăng ký xin thoái 100% vốn Nhà nước. Trong đó, Cienco 1, 4 sẽ thoái nốt 35%. Tổng công ty Vận tải thủy cũng bán tiếp 20%. Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT cũng thoái nốt 49%”.
Đến nay, Tổng công ty Hàng không Việt Nam là đơn vị cuối cùng trong số 11 Tổng công ty được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH cũng đã được Bộ GTVT phê duyệt giá khởi điểm bán cổ phần lần đầu (IPO) là 22.300 đồng/cổ phần. Hiện Tổng công ty đang thực hiện công bố thông tin, chuẩn bị IPO vào ngày 14/10.
Ông Thắng cho biết, điều này chưa từng có tiền lệ, khi tiến hành bán nốt phần vốn Nhà nước, dự báo sẽ có nhiều nhà đầu tư khác đăng ký mua tiếp phần vốn này, chứng tỏ rằng các nhà đầu tư có sự quan tâm đặc biệt tới các doanh nghiệp giao thông, tuy nhiên cũng đặt ra vấn đề rất nan giải khi tổ chức bán nốt số cổ phần “vét” này.
“Như Cienco 1 hay Cienco 4 đều đã có hai nhà đầu tư mua lần một với mức 65% vốn điều lệ. Bây giờ họ đều muốn mua tiếp phần vốn còn lại của Nhà nước. Nếu khi thông báo ra chỉ có hai nhà đầu tư đó mua, có thể thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên, nếu có thêm nhà đầu tư khác, rất có thể số lượng đăng ký mua gộp lại lớn hơn con số 35%. Khi đó, bắt buộc phải tiến hành đấu thầu”, ông Thắng nói.
Ông Phạm Dũng, Chủ tịch HĐQT Cienco1 cho biết: “Hiện chúng tôi được biết, cả hai nhà đầu tư chiến lược của Tổng công ty là Yên Khánh và Hansyu (Nhật Bản) đều muốn mua nốt 35% vốn Nhà nước còn lại tại Tổng công ty. Tuy nhiên, chúng tôi chưa biết sẽ có thêm nhà đầu tư nào đăng ký mua tiếp hay không. Nhưng nếu thêm, chắc chắn sẽ phải tiến hành đấu giá”.
Trong cuộc họp chiều 7/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã đồng ý với ý kiến của Vụ trưởng Quản lý doanh nghiệp là sẽ tiến hành đấu thầu để bán nốt cổ phần của các doanh nghiệp trên.
Ngoài 11 Tổng công ty đã và sắp hoàn thành CPH, trong 9 tháng đầu năm 2014, các đơn vị trực thuộc Bộ đã tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án chuyển 13 doanh nghiệp thành công ty cổ phần.
Theo kế hoạch, sang năm 2015 Bộ GTVT tiếp tục hoàn thành các thủ tục CPH cho 15 doanh nghiệp và thực hiện CPH đối với 6 doanh nghiệp còn lại.
Vậy là sau khi sắp xếp CPH doanh nghiệp theo kế hoạch, hết năm 2015, Bộ GTVT sẽ chỉ còn 16 doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước, đây là các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải, hoạt động bay, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc gia, xuất bản…
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng , CPH là con đường tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững, Bộ trưởng yêu cầu hai đơn vị là SBIC và Vinalines cần sớm có báo cáo về những mặt được và vướng mắc trong việc tái cơ cấu, thực hiện CPH để có những kiến nghị với Bộ Chính trị có cơ chế, chính sách hỗ trợ. Riêng với SBIC, việc tái cơ cấu lao động phải gắn với việc giải quyết chính sách cho người lao động thỏa đáng, cố gắng mức cao nhất theo qui định.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng chỉ đạo về công tác CPH tại Vietnam Airlines, trước khi tiến hành IPO, Vietnam Airlines cần họp báo công khai giới thiệu phương án kinh doanh. Nhất là, Tổng công ty phải cho thấy sự thay đổi của Vietnam Airlines sau CPH là gì và chiến lược phát triển sau CPH.
Kiều Chinh (th)
Nên đọc
- Năm 2015 sẽ thực hiện cổ phần hóa MobiFone
- Cổ phần hoá và cơ hội đầu tư, khi nào 2 thành 1?
- Nhà nước giữ 75% vốn điều lệ sau cổ phần hóa Vietnam Airlines
- Cổ phần hóa các Cienco: Đất vàng về tay ai?
- Giải pháp “đặc biệt” thúc cổ phần hóa
- Doanh nghiệp giao thông sau cổ phần hóa vẫn 'sống' tốt
- Ưu đãi sau cổ phần hóa: Tiền lệ không nên có
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy