8 đối tượng bị đề nghị truy tố gồm: Nguyễn Công, nguyên Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Yên (BIDV Phú Yên); Nguyễn Văn Tuyến và Nguyễn Duy Sinh (nguyên Phó Giám đốc BIDV Phú Yên).
Nguyễn Phú Phong, nguyên Trưởng phòng Quan hệ khách hàng; Lê Tấn Đức, nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý rủi ro; Nguyễn Đại Hòa, nguyên Quyền Trưởng phòng Quản trị tín dụng; Võ Hồng Phong, nguyên cán bộ Phòng Quan hệ khách hàng BIDV Phú Yên và Nguyễn Thành Hiếu, Giám đốc Công ty Hiếu Anh (trụ sở tại TP. HCM).
Ông Nguyễn Văn Tuyến - nguyên Phó Giám đốc BIDV Phú Yên bị bắt trước đó.
Theo kết luận điều tra, giai đoạn năm 2008 và 2009, Công ty CP xuất nhập khẩu Nông thổ sản An Bình (Công ty An Bình) do ông Hồ Minh Hậu là Ủy viên Hội đồng quản trị, có toàn quyền chỉ đạo hoạt động của công ty, thực hiện vay 132 tỷ đồng tại BIDV Phú Yên.
Tài sản đảm bảo để thế chấp vay tiền là toàn bộ sắn lát của Công ty An Bình và 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Trong đó, 8 GCNQSDĐ của Nguyễn Thành Hiếu (Giám đốc Công ty Hiếu Anh), 3 GCNQSDĐ còn lại tại tỉnh Đồng Nai của ông Trần Đình Hoàng và Trần Ngọc Hưng, được BIDV định giá trên 87,7 tỷ đồng.
Đến tháng 12/2009, Hồ Minh Hậu bất ngờ bỏ trốn. Thời điểm này, Công ty An Bình nợ BIDV Phú Yên là 62 tỷ đồng nợ gốc và gần 1,27 tỷ đồng nợ lãi. Tuy nhiên, BIDV Phú Yên không có đủ căn cứ pháp lý để phát mãi giá trị tài sản là đất đai ghi nhận trong 11 sổ đỏ do Hậu cung cấp, do chưa hoàn tất thủ tục sang tên, không đăng ký giao dịch đảm bảo.
Thời điểm giữ chức Giám đốc BIDV Phú Yên, ông Nguyễn Công biết việc cho Công ty An Bình vay là sai quy định, không thể phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Ông Nguyễn Công đưa ra chủ trương để cấp dưới lập hồ sơ cho Hiếu, Hưng và Hoàng thế chấp 11 sổ đỏ (sổ đỏ Hồ Minh Hậu từng làm tài sản đảm bảo trước đó) vay vốn tại BIDV Phú Yên. Giải quyết cho Công ty của Hiếu vay 55 tỷ đồng, Công ty của Hoàng vay 48 tỷ đồng và cá nhân ông Hưng vay 5 tỷ đồng.
BIDV Phú Yên đã thu một phần số tiền mà hai Công ty và cá nhân vừa vay để giải quyết nợ gốc là 62 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai Công ty của Hiếu, Hoàng và ông Hưng không trả nợ khoản vay.
Sau đó, BIDV Phú Yên phát mãi tài sản của Công ty Hoàng, thu hồi được nợ gốc và một phần nợ lãi. Còn khoản nợ của Công ty Hiếu và ông Trần Ngọc Hưng, BIDV Phú Yên thực hiện không đúng quy định trong việc thẩm định phương án vay vốn và giá trị tài sản đảm bảo, do đó khi phát mãi tài sản đảm bảo của hai bên vay, ngân hàng vẫn bị thiệt hại hơn 34 tỷ đồng. Trong đó, hơn 29,7 tỷ đồng do Hiếu sử dụng không đúng mục đích dẫn đến mất vốn vay.
Tác giả: Dương Vương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy