Chia sẻ tại tọa đàm “Chuyển trạng thái phòng chống dịch: Trách nhiệm và bản lĩnh” sáng 15/10, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, đã đề xuất các giải pháp phục hồi ngành vận tải thuận lợi và hiệu quả hơn trong quá trình chuyển đổi trạng thái phòng, chống dịch.
Mã “luồng xanh” có phải là giấy tờ con?
Theo ông Nguyễn Văn Quyền, trong vận tải hàng hóa, chúng ta vẫn duy trì cấp mã “luồng xanh”. “Luồng xanh” chỉ phù hợp trong điều kiện hạn chế mặt hàng vận chuyển, chỉ phù hợp trong phạm vi hẹp như Tp. Hồ Chí Minh và trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi mở rộng phạm vi, không còn phù hợp, gây ra các bất cập như hàng cấm, hàng lậu.
“Tinh thần của Nghị quyết 128 vừa được Chính phủ ban hành là loại bỏ các giấy tờ con, liệu mã “luồng xanh” có phải là giấy tờ con? Tôi đề nghị nên sớm nghiên cứu bỏ quy định về xe “luồng xanh”, ông Quyền đặt câu hỏi về tính phù hợp của mã “luồng xanh” trong bối cảnh phòng, chống dịch mới.
Theo ông Nguyễn Văn Quyền đánh giá vận tải là một trong những ngành chịu tác động nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Ông Nguyễn Văn Quyền cũng cho biết khi đăng ký để được cấp mã “luồng xanh”, có những xe phải chờ cả ngày.
Bên cạnh đó là bất cập trong việc đơn vị vận tải kê khai vào “luồng xanh”, “khi đi đã kê khai rõ ràng, nhưng khi về nhận hàng mới, giao trả hàng nhỏ lẻ. Câu hỏi đặt ra, làm sao để kiểm soát được thực tế này?
"Bên cạnh đó, hành trình đi không phải chỉ trên quốc lộ, mà có thể vào các đường nhỏ hơn, vào các ngõ, các xóm. Lúc này phát sinh các vấn đề với các chốt kiểm dịch ở địa phương, bởi trong mã cấp phép không ghi rõ chi tiết như vậy”, ông Quyền giải thích thêm.
“Tôi đề nghị tháo bỏ “luồng xanh” để đơn vị vận tải không gặp những rắc rối không cần thiết”, ông Nguyễn Văn Quyền đề xuất.
Theo ông Quyền, việc xét nghiệm cho tài xế và nhân viên phục vụ trên xe, nên có hướng dẫn trên phương tiện thông tin đại chúng và tập huấn cho các hiệp hội vận tải ở địa phương phương pháp tự test để giảm chi phí xét nghiệm và thuận lợi cho lực lượng vận tải.
Xe du lịch lắp camera thì không khác gì đuổi khách
Liên quan đến vận tải du lịch, ông Nguyễn Văn Quyền cũng cho rằng quy định lắp camera kiểm soát phương tiện cũng có bất cập.
“Không ở đâu có quy định ghi hình hành khách trong suốt quá trình xe chạy. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp ảnh hưởng đến quyền riêng tư, bảo mật thông tin của khách. Đề nghị lãnh đạo ngành du lịch nghiên cứu, cân nhắc cải thiện quy định này”, ông Quyền cho biết.
Theo Nghị định 10 của Chính phủ (ban hành ngày 17/1/2020), xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
Cũng về vấn đề trên ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng Giám đốc AZA Travel, chia sẻ: “Đối với khách du lịch bây giờ vướng phải cách ly, test Covid, bây giờ mà bị theo dõi bằng camera thì có thể du khách rất khó chịu, bởi có nhiều vấn đề riêng tư. Nếu trên xe du lịch lắp camera thì không khác gì đuổi khách.”
“Hiện xe du lịch ngoại tỉnh không được vào Hà Nội, các xe du lịch lớn phải trung chuyển sang các xe nhỏ để di chuyển vào Thủ đô. Mặc dù hiện nay ngành du lịch gần như không hoạt động, nhưng nếu mở cửa trở lại thì đây cũng là vấn đề cần được quan tâm. Ngành hàng không cũng đang bị bó rất chặt khi không thể di chuyển bằng máy bay”, ông Nguyễn Tiến Đạt chia sẻ thêm về cái khó của ngành du lịch.
Khi khôi phục vận tải vẫn là bài toán khó
Đề cập đến vấn đề khôi phục vận tải trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, ưu tiên hàng đầu là phải nhanh chóng phối hợp và có sự thống nhất giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng địa phương.
“Về mặt chủ trương, các địa phương đã đồng ý nối lại giao thông. Tuy nhiên, chính sách triển khai tại các Sở giao thông vẫn còn hạn chế.
Trong vận tải hành khách, các tuyến vận tải khách liên tỉnh nối vào hai thành phố lớn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, chiếm đến 70% cả nước. Hiện tại, vận tải mới hoạt động ở mức độ hạn chế, Hà Nội không đáng kể, Tp. Hồ Chí Minh dưới 5%, còn các khu vực khác như miền Trung vẫn đang trong quá trình trao đổi ý kiến giữa các Sở GTVT”, ông Quyền thông tin thêm.
“Đặc biệt, vẫn có tình trạng một số nơi đặt ra các quy định ngặt nghèo hơn so với Trung ương. Ví dụ ở quy định ra vào cửa khẩu Móng Cái ở Quảng Ninh, xe vào và ra đều xét nghiệm Covid-19 dù vẫn trong thời hạn 3 ngày”, ông Quyền nhắc đến sự thiếu thống nhất giữa chủ trương chung của Chính phủ và quy định của các địa phương.
Đối với các doanh nghiệp vận tải, theo ông Quyền, sau thời gian rất khó khăn, các đơn vị vận tải đến giờ mới nhúc nhích, nhiều đơn vị đang trong tình trạng “nghe ngóng”, nhu cầu đến đâu mở đến đó.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy