Một đoạn Quốc lộ 62 qua Long An.
Bộ GTVT vừa có Tờ trình số 5503/TTr - BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án 3 tuyến Quốc lộ (53, 62, 91B) kết nối vùng, thích ứng biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB).
So với tờ trình cách đây hơn 2 tháng, nội dung tờ trình lần này đã được Bộ GTVT tiếp thu hoàn chỉnh trên cơ sở ý chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản nêu trên và ý kiến tham gia của nhà tài trợ – WB.
Theo đó, Dự án có mục tiêu nâng cao hiệu quả, an toàn giao thông và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của 3 tuyến Quốc lộ (53, 62, 91B) kết nối 7 tỉnh, thành phố1 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với Quốc lộ 53, Dự án sẽ nâng cấp cầu Ngã Tư và đoạn Long Hồ - Ba Si (điểm đầu dự kiến tại Km11+295, điểm cuối dự kiến tại Km56+180, trong đó xây dựng mới tuyến tránh thị trấn Vũng Liêm và Càng Long dài khoảng 17,3 km). Chiều dài đầu tư khoảng 41 km trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh.
Đối với Quốc lộ 62, Dự án sẽ nâng cấp 69 km trên địa bàn tỉnh Long An với đểm đầu dự kiến tại Km4+200 (nút giao với đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương), điểm cuối dự kiến tại Km74+000, trong đó xây dựng mới tuyến tránh thị trấn Tân Thạnh dài khoảng 8 km.
Đối với Quốc lộ 91B, Dự án nâng cấp khoảng 141 km trên địa bàn TP. Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu với điểm đầu dự kiến tại Km2+604 (ngã 5 cầu Cần Thơ), điểm cuối dự kiến tại Km143+480.
Các đoạn tuyến đều âng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Mặt cắt ngang nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m; các đoạn đã đảm bảo quy mô thì giữ nguyên theo hiện trạng và tăng cường mặt đường.
Tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 9.297,12 tỷ đồng, tương đương khoảng 385,66 triệu USD. Vốn của WB khoảng 262,22 triệu USD (tương đương khoảng 6.321,37 tỷ đồng) được sử dụng cho các hạng mục: chi phí xây dựng, thiết bị trước thuế; chi phí tư vấn giám sát thi công; chi phí dự phòng cho các hạng mục trên. Vốn đối ứng khoảng 2.975,75 tỷ đồng (tương đương khoảng 123,44 triệu USD) được sử dụng cho các hạng mục: chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác; chi phí giải phóng mặt bằng; các loại thuế, phí; chi phí dự phòng cho các hạng mục trên.
Ngoài việc điều chỉnh tên Dự án và bổ sung tên tiếng Anh, so với đề xuất trước đó, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án tăng 2.139,06 tỷ đồng do tăng chi phí xây dựng và chi phí giải phóng mặt bằng.
Nếu được cấp có thẩm quyền thông qua, Dự án sẽ có thời gian thực hiện là 4,5 năm sau khi Hiệp định vay với WB có hiệu lực.
Tác giả: Bảo Như
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy