Ban Quản lý dự án Thăng Long vừa trình Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (đối tác công tư).
Theo đó, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là dự án thành phần nằm trong tổng thể tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương.
Ban Quản lý dự án Thăng Long đánh giá, hiện nay, tại khu vực, Quốc lộ 20 đã được đầu tư hoàn chỉnh theo quy hoạch được phê duyệt (bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 11m) song, theo kết quả khảo sát, quốc lộ này đã quá tải. Vì vậy, việc đầu tư từng phần, tiến tới đầu tư toàn bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương là cần thiết thúc đẩy hơn nữa liên kết giữa các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Đồng Nai với Lâm Đồng.
Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ có tổng chiều dài hơn 60 km. Điểm đầu tại Km0+000, giao với Quốc lộ 1 tại Km 1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Điểm cuối tại Km60+100 (qua vị trí giao cắt với QL20 tại Km69+400), thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Căn cứ vào nhu cầu vận tải, nguồn lực hiện hữu, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề xuất kiến nghị, phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m với vận tốc thiết kế 100 km/h.
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.365 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng, thiết bị là gần 5.000 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là hơn 595 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là hơn 1.287 tỷ đồng,…
Về nguồn vốn và phương án huy động vốn, Ban Quản lý dự án Thăng Long kiến nghị nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.300 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư huy động là hơn 7.000 tỷ đồng.
Nếu được chấp thuận, dự án dự kiến được chuẩn bị từ năm 2021 - 2022; lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2022 - 2023; triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 - 2023 và thi công xây dựng công trình từ năm 2023 - 2025.
Theo tính toán sơ bộ, nhu cầu sử dụng đất của dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú khoảng hơn 300 ha. Theo đó, huyện Thống Nhất là hơn 78 ha; huyện Định Quán là hơn 127 ha; huyện Xuân Lộc là gần 10 ha, huyện Tân Phú là 96 ha.
Diện tích đất có rừng hơn 27 ha đã được HĐND tỉnh Đồng Nai ra quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án…
- Chính thức khánh thành cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau 13 năm thi công
- Đứt cáp quang, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tắc hơn 2km sao không xả trạm thu phí?
- 'Nút thắt' cao tốc Bắc - Nam: Một huyện ở Nghệ An sẽ dùng nhà văn hóa cho dân ở tạm
- VEC ấn định thời điểm thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy