Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu VNM tại ngưỡng 95
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 nhưng đang ở dưới MA100.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 80.9, chốt lãi tại ngưỡng 95.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 75.0.
Những phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 và mở màn tháng 4, thị trường đã chứng kiến sự trở lại của nhóm cổ phiếu bluechip, trong đó VNM là một trong những cái tên được nhắc đến. Sự trở lại cuộc đua sau thời gian dài dò đáy với sự đóng góp lớn đến từ khối ngoại sau thời gian dài “lạnh nhạt” đã giúp các cổ đông VNM có một tuần nhiều niềm vui.
Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 28/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM tăng 6.500 đồng (+8,64%) từ mức giá 75.200 đồng/CP lên 81.700 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 78.300 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu HDG, với giá mục tiêu 78.300 đồng/CP (tăng 10%).
Cổ phiếu HDG đã rung lắc và điều chỉnh nhẹ sau khi tạo lập đỉnh lịch sử trong tuần trước đó. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDG giảm 1.300 đồng (-1,78%) từ mức giá 72.900 đồng/CP xuống 71.600 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu FRT với giá 162.100 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu FRT với giá 162.100 đồng/CP, upside 4% so với giá ngày 29/03/2022 với phương pháp DCF với WACC = 6.3%.
Sau cuộc đua vượt đỉnh lịch sử trong tuần trước đó của nhóm cổ phiếu bán lẻ nói chung và FRT nói riêng, trong tuần vừa qua, nhiều mã đã gặp áp lực chốt lời và quay đầu điều chỉnh nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FRT giảm 3.300 đồng (-2,12%) từ mức giá 155.500 đồng/CP xuống 152.200 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu 63.000 đồng/CP
BSC đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu PC1 với giá mục tiêu63.000 đồng/CP cho năm 2022 (tương đương với upside 28,7% so với giá ngày 29/03/2022) dựa trên phương pháp định giá từng phần (SOTP).
Với nhận định sẽ được hưởng lợi và “phát sáng” trong năm 2022, nhóm cổ phiếu ngành điện nói chung và PC1 nói riêng trong tuần qua đã có những phiên giao dịch khởi sắc. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, trong đó phiên đầu tuần 28/3 tăng trần và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 tăng 2.000 đồng (+4,42%) từ mức giá 45.300 đồng/CP lên 47.300 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 52.600 đồng/CP
Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, chúng tôi tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 52.600 đồng/CP, cao hơn 17% so với giá đóng cửa ngày 28/03/2022.
Mặc dù áp lực chốt lời khiến DXG rung lắc, nhưng với thông tin Công ty lên kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu cho đối tác ngoại, giá chuyển đổi không thấp hơn 62.000 đồng/CP, cổ phiếu này đã đứng vững ở vùng đỉnh vừa được thiết lập. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DXG đứng nguyên tại mức giá 46.500 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu TPB với giá mục tiêu 44.693 đồng/CP
Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với TPB và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 44.693 đồng/CP (Upside: 11%).
Dòng tiền đang có dấu hiệu quay lại nhóm cổ phiếu bluechip trong tuần qua và các mã bank cũng không nằm ngoài xu hướng này, đặc biệt trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 1/4, các mã bank đã đồng loạt khởi sắc với thanh khoản sôi động. Cổ phiếu TPB tuần qua đã đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 1.350 đồng (+3,38%) từ mức giá 39.900 đồng/CP lên 41.250 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu CTI với giá mục tiêu 30.800 đồng/CP
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu CTI với giá mục tiêu 30.800 đồng/CP, upside 23,1% so với giá ngày 28/03/2022 theo phương pháp định giá từng phần (SoTP).
Cường Thuận Idico vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021 với doanh thu hoạt động tài chính điều chỉnh giảm 73% so với báo cáo tự lập; ngược lại chi phí tài chính và chi phí lãi vay đều tăng, nên lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 4 tỷ đồng trong khi tự lập lãi gần 3 tỷ đồng và là năm đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết vào năm 2010. Điều này khiến giá cổ phiếu CTI tuần qua biến động không được như kỳ vọng.
Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTI giảm 450 đồng (-1,8%) từ mức giá 24.950 đồng/CP xuống 24.500 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi MSH tại ngưỡng 101
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100, đường MA20 và MA50 hiện ở dưới MA100 nhưng đang có xu hướng cắt lên.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 86.2, chốt lãi tại ngưỡng 101.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 80.2.
Nhóm cổ phiếu dệt may vẫn vững vàng đi lên và cổ phiếu MSH cũng không nằm xu hướng chung của ngành với tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MSH tăng 8.400 đồng (+10,29%) từ mức giá 81.600 đồng/CP lên 90.000 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu GMD tại ngưỡng 63.2
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 và MA100, đường MA50 hiện ở dưới MA100 nhưng đang có xu hướng cắt lên.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 56.3, chốt lãi tại ngưỡng 63.2 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 53.0.
Gemadept vừa công bố chính thức đạt 1 triệu TEU thông qua cảng Gemalink chỉ sau một năm đi vào hoạt động, lập kỷ lục mới trong ngành khai thác cảng Việt Nam. Thông tin tích cực này đã giúp GMD tiếp tục duy trì đà tăng trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD tăng 3.200 đồng (+5,84%) từ mức giá 54.800 đồng/CP lên 58.000 đồng/CP.
* PSI khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu PTB
Chúng tôi khuyến nghị đối với cổ phiếu PTB ở mức tích cực, giá mục tiêu 12 tháng là 141.400 đồng/CP, tương đương với EPS dự phóng là 12,819 đồng/ cổ phiếu.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB tăng 2.600 đồng (+4,39%) từ mức giá 59.200 đồng/CP lên 61.800 đồng/CP.
Tác giả: N.T
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy