Dòng sự kiện:
Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
04/06/2022 06:28:58
Mặc dù diễn biến chung thị trường giao dịch giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ, nhưng vẫn có những nhóm ngành khởi sắc, điển hình là nhóm dầu khí hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BSR

Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá hợp lý là 32.300 đồng/CP. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 30%. Định giá của chúng tôi bao gồm dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều này giúp phản ánh giá trị của BSR một cách đầy đủ.

Mới đây, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã công bố thông tin kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt hơn 65.840 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch cả năm (1.295 tỷ đồng). Như vậy, trong tháng 4 và 5, Công ty đã đạt doanh thu 31.057 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.452 tỷ đồng, vượt xa con số ghi nhận trong quý II/2021 (lần lượt 27.860 tỷ đồng và 1.696 tỷ đồng). Thông tin này đã tiếp sức cho đà tăng của cổ phiếu BSR trong bối cảnh diễn biến chung khởi sắc của nhóm cổ phiếu dầu khí.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR tăng 3.800 đồng (+15,9%) từ mức giá 23.900 đồng/CP lên 27.700 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GAS

Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 134.300 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 30%. Định giá của chúng tôi không bao gồm các dự án Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ giai đoạn 2 do sự không chắc chắn, điều kiện không thuận lợi và thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn định giá.

Như đã nói ở trên, nhóm cổ phiếu dầu khí đã có tuần giao dịch khởi sắc và cổ phiếu đầu ngành – GAS đã làm tốt nhiệm vụ dẫn sóng với đà tăng mạnh về giá, giúp cổ phiếu này lập đỉnh mới, cùng thanh khoản tăng vọt với các phiên khớp hơn 1-2 triệu đơn vị, gấp nhiều lần so với khối lượng giao dịch trong tuần trước. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng mạnh, trong đó phiên 31/5 tăng trần, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng 14.200 đồng (+12,9%) từ mức giá 110.000 đồng/CP lên 124.200 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi PC1 tại ngưỡng 43.3

Đường MACD cắt đường tín hiệu đi lên, chỉ RSI từ vùng quá bán đi lên cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu nằm dưới MA(50) và MA(100) tuy nhiên lại nằm trên đường MA(20) cho thấy tín hiệu hồi phục mạnh mẽ.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 38.5, chốt lãi tại ngưỡng 43.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 35.2.

Được nhìn nhận là nhóm cổ phiếu sẽ hồi phục tích cực trong năm 2022, các cổ phiếu nhóm điện đã có tuần giao dịch tích cực cuối tháng 5 – đầu tháng 6. Cụ thể như PC1 tuần qua đã đón nhận 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm duy nhất ngày 2/6. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 đã tăng 2.000 đồng (+5,62%) từ mức giá 35.600 đồng/CP lên 37.600 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu là 29.200 đồng/CP

Dựa trên định giá FCFF và P/E, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu là 29.200 đồng/CP, cao hơn 39,1% so với giá tại ngày 30/05/2022.

Tương tự PC1, cổ phiếu cùng ngành NT2 cũng có diễn biến tích cực trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 2/6, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng 1.200 đồng (+5,38%) từ mức giá 22.300 đồng/CP lên 23.500 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu KDH

Với giá thị trường ngày 26/5/2022, định giá hợp lý theo NAV của KDH đang cao hơn 33,5%. Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Chúng tôi cho rằng câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn trong 2023, thông tin mới các dự án lớn KDC 11A Corona, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong nửa sau 2022.

Trái với nhận định của BVSC, nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung và KDH nói riêng vẫn chưa thoát khỏi diễn biến “xấu”. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KDH giảm 1.750 đồng (-4,11%) từ mức giá 42.550 đồng/CP xuống 40.800 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi PDR tại ngưỡng 61.3

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực tuy nhiên đường giá cổ phiếu hiện vẫn nằm dưới đường MA20 và MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 55.3, chốt lãi tại ngưỡng 61.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 52.0.

Cũng không mấy khả quan hơn KDH, cổ phiếu bất động sản khác là PDR đã đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần 30/5 và 4 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PDR giảm 600 đồng (-1,1%) từ mức giá 54.300 đồng/CP xuống 53.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP (tăng 16% so với mức giá ngày 27/05/2022) cho năm 2022 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 50%/50%.

Mặc dù gặp áp lực chốt lời và có những phiên giảm điểm, nhưng thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 khả quan với doanh thu tăng trưởng 16% và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 25%, đã giúp cổ phiếu CTR đi ngang trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 2/6 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTR giảm 500 đồng (+0,61%) từ mức giá 82.400 đồng/CP lên 82.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi MWG tại ngưỡng 162

Đường MACD hiện đang ở trên đường tín hiệu, đồng thời chỉ RSI đang cho thấy xu hướng tăng. Đường giá cổ phiếu đã ở trên đường MA20 và MA50 tuy nhiên đường MA20 vẫn ở dưới đường MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 146.7, chốt lãi tại ngưỡng 162.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 136.7.

Những thông tin tích cực như chốt danh sách chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, sau đó chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1, đã hỗ trợ tốt giúp cổ phiếu có thị giá cao (thuộc top 5 mã có thị giá cao nhất sàn HOSE và thuộc top 15 toàn thị trường) tiếp tục có thêm tuần giao dịch khởi sắc, tiến gần hơn với vùng đỉnh được lập hồi giữa tháng 4/2022.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 6.500 đồng (+4,43%) từ mức giá 146.700 đồng/CP lên 153.200 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 73.483 đồng/CP

Chúng tôi ưa thích BMP với: (1) triển vọng mạnh mẽ nhờ vào sự phục hồi nhu cầu nội địa, (2) vị thế dẫn đầu thị trường cho phép chuyển giao tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng đến khách hàng và (3) suất cổ tức hấp dẫn. BMP duy trì hưởng lợi từ gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ đề hợp nhất ngành trong dài hạn.

Đồng thời, duy trì khuyến nghị Outperform cổ phiếu BMP với giá mục tiêu mới là 73.483 đồng/cổ phiếu (Upside: 33,2%; bao gồm suất cổ tức 9,3%).

Không được như kỳ vọng của BVSC, sau tuần tăng tốc mạnh mẽ trước đó, cổ phiếu BMP đã biến động lình xình với những phiên đi ngang trong cả tuần qua từ 30/5 – 3/6. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng nhẹ, 3 phiên đứng giá và 1 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng nhẹ 400 đồng (+0,67%) từ mức giá 59.300 đồng/CP lên 59.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi CTD tại ngưỡng 61

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, đường giá cổ phiếu hiện ở trên đường MA20 tuy nhiên vẫn nằm dưới đường MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 54.4, chốt lãi tại ngưỡng 61.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 51.0.

Bên cạnh việc cơ cấu lại lãnh đạo cấp cao, tuần qua, tân Chủ tịch Coteccons đã công bố đăng ký mua 730.000 cổ phiếu CTD, đã hỗ trợ tốt cho đà hồi phục của cổ phiếu này. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên 31/5 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTD tăng 8.200 đồng (+16,6%) từ mức giá 49.400 đồng/CP lên 57.600 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 57.100 đồng/CP

Chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 57.100 đồng/CP (tăng 71,5% upside) dựa trên: (i) kế hoạch kinh doanh tham vọng từ nền tảng vốn tăng trưởng mạnh mẽ; (ii) thu nhập ngoài lãi tăng đột biến nhờ khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng banca với AIA; (iii) mảng cho vay tiêu dùng hồi phục mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung; (iv) hiệu quả hoạt động được nâng lên tầm cao mới; (v) quy mô và trải nghiệm khách hàng được nâng cao nhờ chuyển đổi số.

Bên cạnh dòng tiền tham gia thị trường khá yếu, nhóm cổ phiếu trụ cột chính – dòng bank tiếp tục có thêm tuần giao dịch lình xình và không mấy tích cực. Trong đó, cổ phiếu VPB đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPB giảm nhẹ 350 đồng (-1,13%) từ mức giá 31.100 đồng/CP xuống 30.750 đồng/CP.

* VCBS khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu CTG

Chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu CTG là 29.228 đồng/cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp định giá So sánh P/B và Thu nhập thặng dư (RI). Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu của ngân hàng Vietinbank.

Cổ phiếu CTG cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành khi đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng nhẹ 400 đồng (+1,48%) từ mức giá 27.000 đồng/CP lên 27.400 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 137.800 đồng/CP

Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT, giá mục tiêu là 137.800 đồng/CP, cao hơn 23,3% so với giá tại ngày 01/06/2022.

Dù gặp áp lực bán gia tăng khiến FPT có những phiên rung lắc và điều chỉnh, nhưng thông tin tích cực ngày 14/6 chốt quyền chia cổ tức còn lại năm 2021 bằng tiền 10% và bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1, đã giúp cổ phiếu này vẫn giữ được đà tăng trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 2.200 đồng (+1,97%) từ mức giá 111.800 đồng/CP lên 114.000 đồng/CP.

Tác giả: N.T

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaDiễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần quaTác giả N.T3 giờ trước



Nam miền Bắc(ĐTCK) Mặc dù diễn biến chung thị trường giao dịch giằng co với những phiên tăng giảm xen kẽ, nhưng vẫn có những nhóm ngành khởi sắc, điển hình là nhóm dầu khí hưởng lợi từ việc giá dầu tăng cao.Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.
* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu BSR
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá hợp lý là 32.300 đồng/CP. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 30%. Định giá của chúng tôi bao gồm dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, điều này giúp phản ánh giá trị của BSR một cách đầy đủ.
Mới đây, Lọc hóa dầu Bình Sơn đã công bố thông tin kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt hơn 65.840 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch cả năm (1.295 tỷ đồng). Như vậy, trong tháng 4 và 5, Công ty đã đạt doanh thu 31.057 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.452 tỷ đồng, vượt xa con số ghi nhận trong quý II/2021 (lần lượt 27.860 tỷ đồng và 1.696 tỷ đồng). Thông tin này đã tiếp sức cho đà tăng của cổ phiếu BSR trong bối cảnh diễn biến chung khởi sắc của nhóm cổ phiếu dầu khí.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BSR tăng 3.800 đồng (+15,9%) từ mức giá 23.900 đồng/CP lên 27.700 đồng/CP.
* PHS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu GAS
Sử dụng phương pháp DCF và P/E, chúng tôi ước tính giá trị hợp lý là 134.300 đồng/cổ phiếu. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua với mức tăng giá tiềm năng là 30%. Định giá của chúng tôi không bao gồm các dự án Lô B - Ô Môn, Cá Voi Xanh và LNG Sơn Mỹ giai đoạn 2 do sự không chắc chắn, điều kiện không thuận lợi và thiếu thông tin cần thiết trong giai đoạn định giá.
Như đã nói ở trên, nhóm cổ phiếu dầu khí đã có tuần giao dịch khởi sắc và cổ phiếu đầu ngành – GAS đã làm tốt nhiệm vụ dẫn sóng với đà tăng mạnh về giá, giúp cổ phiếu này lập đỉnh mới, cùng thanh khoản tăng vọt với các phiên khớp hơn 1-2 triệu đơn vị, gấp nhiều lần so với khối lượng giao dịch trong tuần trước. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng mạnh, trong đó phiên 31/5 tăng trần, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng 14.200 đồng (+12,9%) từ mức giá 110.000 đồng/CP lên 124.200 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi PC1 tại ngưỡng 43.3
Đường MACD cắt đường tín hiệu đi lên, chỉ RSI từ vùng quá bán đi lên cho thấy xu hướng hồi phục trở lại. Đường giá cổ phiếu nằm dưới MA(50) và MA(100) tuy nhiên lại nằm trên đường MA(20) cho thấy tín hiệu hồi phục mạnh mẽ.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 38.5, chốt lãi tại ngưỡng 43.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 35.2.
Được nhìn nhận là nhóm cổ phiếu sẽ hồi phục tích cực trong năm 2022, các cổ phiếu nhóm điện đã có tuần giao dịch tích cực cuối tháng 5 – đầu tháng 6. Cụ thể như PC1 tuần qua đã đón nhận 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm duy nhất ngày 2/6. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PC1 đã tăng 2.000 đồng (+5,62%) từ mức giá 35.600 đồng/CP lên 37.600 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu là 29.200 đồng/CP
Dựa trên định giá FCFF và P/E, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu là 29.200 đồng/CP, cao hơn 39,1% so với giá tại ngày 30/05/2022.
Tương tự PC1, cổ phiếu cùng ngành NT2 cũng có diễn biến tích cực trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 2/6, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NT2 tăng 1.200 đồng (+5,38%) từ mức giá 22.300 đồng/CP lên 23.500 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu KDH
Với giá thị trường ngày 26/5/2022, định giá hợp lý theo NAV của KDH đang cao hơn 33,5%. Do đó, BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Chúng tôi cho rằng câu chuyện lợi nhuận tăng trưởng nhanh hơn trong 2023, thông tin mới các dự án lớn KDC 11A Corona, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu trong nửa sau 2022.
Trái với nhận định của BVSC, nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung và KDH nói riêng vẫn chưa thoát khỏi diễn biến “xấu”. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên giảm liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu KDH giảm 1.750 đồng (-4,11%) từ mức giá 42.550 đồng/CP xuống 40.800 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi PDR tại ngưỡng 61.3
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực tuy nhiên đường giá cổ phiếu hiện vẫn nằm dưới đường MA20 và MA50.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 55.3, chốt lãi tại ngưỡng 61.3 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 52.0.
Cũng không mấy khả quan hơn KDH, cổ phiếu bất động sản khác là PDR đã đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày đầu tuần 30/5 và 4 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PDR giảm 600 đồng (-1,1%) từ mức giá 54.300 đồng/CP xuống 53.700 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP (tăng 16% so với mức giá ngày 27/05/2022) cho năm 2022 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 50%/50%.
Mặc dù gặp áp lực chốt lời và có những phiên giảm điểm, nhưng thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 khả quan với doanh thu tăng trưởng 16% và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 25%, đã giúp cổ phiếu CTR đi ngang trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 2/6 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTR giảm 500 đồng (+0,61%) từ mức giá 82.400 đồng/CP lên 82.900 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị nhà đầu tư chốt lãi MWG tại ngưỡng 162
Đường MACD hiện đang ở trên đường tín hiệu, đồng thời chỉ RSI đang cho thấy xu hướng tăng. Đường giá cổ phiếu đã ở trên đường MA20 và MA50 tuy nhiên đường MA20 vẫn ở dưới đường MA50.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 146.7, chốt lãi tại ngưỡng 162.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 136.7.
Những thông tin tích cực như chốt danh sách chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, sau đó chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 1:1, đã hỗ trợ tốt giúp cổ phiếu có thị giá cao (thuộc top 5 mã có thị giá cao nhất sàn HOSE và thuộc top 15 toàn thị trường) tiếp tục có thêm tuần giao dịch khởi sắc, tiến gần hơn với vùng đỉnh được lập hồi giữa tháng 4/2022.
Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 6.500 đồng (+4,43%) từ mức giá 146.700 đồng/CP lên 153.200 đồng/CP.
* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 73.483 đồng/CP
Chúng tôi ưa thích BMP với: (1) triển vọng mạnh mẽ nhờ vào sự phục hồi nhu cầu nội địa, (2) vị thế dẫn đầu thị trường cho phép chuyển giao tác động từ giá nguyên liệu đầu vào tăng đến khách hàng và (3) suất cổ tức hấp dẫn. BMP duy trì hưởng lợi từ gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và chủ đề hợp nhất ngành trong dài hạn.
Đồng thời, duy trì khuyến nghị Outperform cổ phiếu BMP với giá mục tiêu mới là 73.483 đồng/cổ phiếu (Upside: 33,2%; bao gồm suất cổ tức 9,3%).
Không được như kỳ vọng của BVSC, sau tuần tăng tốc mạnh mẽ trước đó, cổ phiếu BMP đã biến động lình xình với những phiên đi ngang trong cả tuần qua từ 30/5 – 3/6. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng nhẹ, 3 phiên đứng giá và 1 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP tăng nhẹ 400 đồng (+0,67%) từ mức giá 59.300 đồng/CP lên 59.700 đồng/CP.
* BSC khuyến nghị chốt lãi CTD tại ngưỡng 61
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, đường giá cổ phiếu hiện ở trên đường MA20 tuy nhiên vẫn nằm dưới đường MA50.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 54.4, chốt lãi tại ngưỡng 61.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 51.0.
Bên cạnh việc cơ cấu lại lãnh đạo cấp cao, tuần qua, tân Chủ tịch Coteccons đã công bố đăng ký mua 730.000 cổ phiếu CTD, đã hỗ trợ tốt cho đà hồi phục của cổ phiếu này. Thống kê với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, trong đó phiên 31/5 tăng kịch trần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTD tăng 8.200 đồng (+16,6%) từ mức giá 49.400 đồng/CP lên 57.600 đồng/CP.
* MBS khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 57.100 đồng/CP
Chúng tôi lặp lại khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB với mức giá mục tiêu 57.100 đồng/CP (tăng 71,5% upside) dựa trên: (i) kế hoạch kinh doanh tham vọng từ nền tảng vốn tăng trưởng mạnh mẽ; (ii) thu nhập ngoài lãi tăng đột biến nhờ khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng banca với AIA; (iii) mảng cho vay tiêu dùng hồi phục mạnh mẽ và đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung; (iv) hiệu quả hoạt động được nâng lên tầm cao mới; (v) quy mô và trải nghiệm khách hàng được nâng cao nhờ chuyển đổi số.
Bên cạnh dòng tiền tham gia thị trường khá yếu, nhóm cổ phiếu trụ cột chính – dòng bank tiếp tục có thêm tuần giao dịch lình xình và không mấy tích cực. Trong đó, cổ phiếu VPB đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VPB giảm nhẹ 350 đồng (-1,13%) từ mức giá 31.100 đồng/CP xuống 30.750 đồng/CP.
* VCBS khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu CTG
Chúng tôi ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu CTG là 29.228 đồng/cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp định giá So sánh P/B và Thu nhập thặng dư (RI). Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường đối với cổ phiếu của ngân hàng Vietinbank.
Cổ phiếu CTG cũng không nằm ngoài xu hướng chung của ngành khi đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CTG tăng nhẹ 400 đồng (+1,48%) từ mức giá 27.000 đồng/CP lên 27.400 đồng/CP.
* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 137.800 đồng/CP
Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu FPT, giá mục tiêu là 137.800 đồng/CP, cao hơn 23,3% so với giá tại ngày 01/06/2022.
Dù gặp áp lực bán gia tăng khiến FPT có những phiên rung lắc và điều chỉnh, nhưng thông tin tích cực ngày 14/6 chốt quyền chia cổ tức còn lại năm 2021 bằng tiền 10% và bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1, đã giúp cổ phiếu này vẫn giữ được đà tăng trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 2.200 đồng (+1,97%) từ mức giá 111.800 đồng/CP lên 114.000 đồng/CP.
Thích và chia sẻ bài viết này :
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến