Điều thú vị về chiếc hộp màu đỏ gắn bó với cuộc đời ông Lý Quang Diệu
26/03/2015 10:36:29
ANTT.VN - Chiếc hộp màu đỏ đi theo cuộc đời Lý Quang Diệu đã hé lộ những câu chuyện cảm động thể hiện sự cống hiến không mệt mỏi của ông cho Singapore.

Tin liên quan

Một thư ký cũ của cố thủ tướng Lý Quang Diệu đã kể lại câu chuyện về chiếc hộp đỏ đặc biệt của ông.

Ông Lý Quang Diệu có một chiếc hộp màu đỏ. Khi còn là thư ký của ông, một phần của cuộc sống hàng ngày của tôi xoay quanh chiếc hộp đó. Mỗi ngày, trước khi ông Lee đến văn phòng làm việc, chiếc hộp màu đỏ đã xuất hiện, vào khoảng 9 giờ sáng.

Theo những người đã từng làm việc với cựu thủ tướng nhớ lại thì ông đã giữ chiếc hộp đó trong nhiều năm. Đó là một chiếc hộp lớn rộng khoảng 14cm. Những chiếc hộp màu đỏ đến từ  chính phủ Anh, các bộ trưởng có sử dụng chúng để vận chuyển tài liệu giữa các văn phòng.

Như tôi đã nói, các bộ trưởng Singapore cũng có những chiếc hộp màu đỏ, nhưng cựu thủ tướng là người duy nhất tôi biết sủ dụng chiếc hộp của ông thường xuyên qua nhiều năm.

Khi tôi bắt đầu làm việc cho ông Lee vào năm 1997, đây là lần đầu tiên tôi thấy một chiếc hộp màu đỏ được sử dụng. Màu đỏ rượu giống như ghế ngồi  trong phòng hội đồng của Quốc Hội.

Chiếc hộp đựng tài liệu làm việc của cựu thủ tướng. Qua nhiều năm chiếc hộp đã chứa nhiều giấy tờ của ông như:  dự thảo bài phát biểu, thư từ, sách, và một loạt các câu hỏi, bài phản ánh những quan sát.

Chiếc hộp màu đỏ đã đựng rất nhiều tài liệu khác nhau,  có thể là thông tin liên lạc với các nhà lãnh đạo nước ngoài, các quan sát về cuộc khủng hoảng tài chính, hướng dẫn cho các nhân viên của Istana, hoặc thậm chí chỉ là một số câu hỏi về những hàng cây trên đường cao tốc.

Ông Lý Quang Diệu sinh thời nổi tiếng với việc chú ý với mọi thứ ông đã thấy và đã nghe được xung quanh - khi ông nhận thấy một cái gì đó sai, ví dụ như gặp một cây me tây ốm yếu trên đường phố Singapore, ông cũng viết một lưu ý và để trong chiếc hộp màu đỏ.

Bên trong chiếc hộp màu đỏ luôn luôn là một điều gì đó ông trăn trở để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Singapore.

Một ngày làm việc bắt đầu khi các thư ký của ông ghi lại các ghi chú ông để lại, trong khi tôi tiếp tục theo đuổi các hướng dẫn mà cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chính phủ. Mục đích của chúng tôi là thực hiện càng nhiều công việc càng tốt trước khi ông đến văn phòng.

Trong khi đó, cựu thủ tướng sẽ làm việc tại nhà. Ví dụ như trong giai đoạn 1997-2000, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á  tàn phá nhiều nền kinh tế trong khu vực và dẫn đến những thay đổi chính trị. Đó là một khoảng thời gian căng thẳng khó có thể dự đoán điều gì sẽ xảy ra. Thông thường, tôi sẽ nhận được một cuộc gọi từ ông để kiểm tra sự kiện nhất định hoặc sắp xếp các cuộc họp với các chuyên gia tài chính.

Những năm tôi làm việc với ông, bữa sáng hàng ngày của ông là một bát dou hua (đậu phụ mềm) không có nước. Ông Lee không có thói quen uống cà phê hay trà vào bữa sáng.

Khi Lý Quang Diệu đến văn phòng, những công việc ông giao trong các tờ ghi chú ở chiếc hộp màu đỏ đã thực hiện xong, sẵn sàng để ông kiểm tra lại.

Từ thời điểm trên, một ngày làm việc của ông sẽ tiếp tục theo lộ trình bình thường. Ông đọc các tài liệu, giấy tờ, kiểm tra email và nhận các cuộc điện thoại. Tôi có vinh dự được tham dự nhiều cuộc họp ông điều hành. Sau mỗi cuộc họp  ông thường hỏi tôi suy nghĩ gì. Điều này khiến tôi phải chú ý tới mọi bàn luận trong các cuộc họp và tôi học được nhiều từ ông.

Buổi tối là thời gian tập thể dục của cố thủ tướng. Ông đừng chia sẻ chế độ tập luyện nghiêm túc và kỷ luật của mình, gồm chạy bộ, chèo thuyền, bơi lội và đi bộ, trong khi đó vẫn kết hợp nghe tin tức buổi tối hoặc băng thực hành tiếng Hoa của ông. Đôi khi ông cũng nghe điện thoại trong khi tập thể dục.

Trong nhiều năm gần đây kể từ khi ông bước sang tuổi 70, đôi chân kém ổn định đã khiến ông có một chế độ tập luyện đơn giản hơn.

Kể từ khi rời vị trí Bộ trưởng cố vấn năm 2011, ông Diệu đã được thảnh thơi hơn trong khi tập thể dục. Thay vì tập trung nghe những tin tức hoặc nhận các cuộc gọi, ông chia sẻ những câu chuyện cá nhân và nói đùa với các nhân viên nhiều hơn.

Khi bà Kha Ngọc Chi vẫn còn sống, bà thường tạt qua Istana vào cuối ngày chỉ để gặp ông Diệu vài phút, ngắm những hàng cây  trong dinh. Họ tán gẫu giống như bao cặp vợ chồng già khác, về việc sẽ ăn gì vào buổi tối hay hỏi thăm về những đứa cháu.

Sau đó hai ông bà cùng chiếc hộp màu đỏ về nhà. Sau bữa tối, ông bà thường đi dạo rất lâu. Vào ngày ông Diệu còn là thủ tướng, ông thường đi một chiếc xe đạp còn bà Chi thì đi dạo theo sau. Chưa ai trong số chúng tôi, những người từng làm việc tại dinh thủ tướng thấy ông thay chiếc xe đạp đó. Một vài năm sau, ông không dùng nó nữa do sức khỏe yếu đi.

Sau khi ăn tối và đi dạo, ông Lee sẽ trở lại với công việc. Đó là khi ông mở chiếc hộp màu đỏ và làm việc theo những ghi chú chúng tôi đặt vào.

Bàn làm việc của ông là một chiếc bàn gỗ cũ đơn giản với một tấm thủy tinh đặt trên. Giữa lớp kính và mặt gỗ là những bức ảnh kỷ niệm của gia đình

Khi vợ ông vẫn còn sống, bà thường thức đọc sách trong lúc ông làm việc và nghe nhạc cổ điển. Khi còn là Thủ tướng, ông Diệu thường đi ngủ vào lúc 3h30 sáng. Và khi trở thành Bộ trưởng Cấp cao và Bộ trường Cố Vấn, ông vẫn đi ngủ sau 2 giờ. 

Trước khi đi ngủ, ông sẽ đặt tất cả mọi thứ ông đã hoàn tất trở lại trong hộp màu đỏ, với con trỏ rõ ràng về những gì ông muốn cho chúng ta làm trong văn phòng. Điều cuối cùng ông làm mỗi ngày là để đặt các hộp màu đỏ bên ngoài phòng làm việc . Ngày hôm sau, đôi ngũ an ninh có nhiệm vụ cầm chiếc hộp mang đến cho nhân viên tại Istana và một ngày làm việc mới bắt đầu.

Hãy để tôi chia sẻ hai câu chuyện khác liên quan đến chiếc hộp màu đỏ.

Năm 1996, cựu thủ tướng phát hiện mắc chứng nghẽn bóng mạch và phải chèn thiết bị stent. Sau khi mổ, ông được nằm trong khu vực chăm sóc đặc biệt để theo dõi.

Khi ông tỉnh lại và có thể ngồi dậy trên giường, ông hỏi cho đội ngũ an ninh của mình. Các nhân viên an ninh vội vã vào phòng  và ông Diệu hỏi: "Các anh có thể đưa tôi chiếc hộp màu đỏ?"

Ngay cả ở thời điểm đó, suy nghĩ đầu tiên của ông Diệu là tiếp tục làm việc. Các nhân viên an ninh mang chiếc hộp vào nhưng các y tá nói với đội ngũ an ninh rằng những bệnh nhân cùng tuổi khác đã nghỉ ngơi. Lúc đó, ông đã 72 tuổi.

Năm 2010, ông  đã phải nhập viện một lần nữa. Trong lúc ông đang nằm viện, bà Chi đã qua đời.

Đêm đầu tiên sau khi rời khỏi bệnh viện. Ông đã bảo đội ngũ an ninh đưa đến Sông Singapore. Trong đêm tối, người đàn ông lặng lẽ đi dọc bờ sông  Singapore như để tưởng nhớ hồi người vợ yêu dấu còn sống và hai người vẫn thường đi dạo như vậy.

Đột nhiên, ông dừng lại vì nhìn thấy một số rác trôi nổi trên bờ sông, ông chỉ vào đó và hỏi một nhân viên: “Anh chụp lại bức ảnh đó nhé. Tôi sẽ bảo thư ký của tôi nên làm gì với chúng trong ngày mai”. Sau đó ông trở về.

Tôi đã không còn là thư ký  của ông vào thời điểm đó. Tôi đã chuyển sang Cơ quan Tiền tệ Singapore, để bắt đầu tăng cường hệ thống quản lý tài chính ông khởi động vào cuối năm 1990.

Nhưng tôi có thể đoán rằng ông đã có một vài phản ứng về việc giữ sạch Sông Singapor cũng có thể đoán những bức ảnh và các hướng dẫn đã được chở trong hộp màu đỏ đến văn phòng ông sáng hôm đó.

Các nhân viên an ninh làm việc với ông Diệu đã vô cùng cảm động. Khi tôi nghe nói về những khoảnh khắc này, tôi cũng vô cùng xúc động.

Có lẽ tôi đã hơi dài dòng trong việc miêu tả lại chiếc hộp màu đỏ của cựu thủ tướng. Lý do là đối với tôi, đó là biểu tượng cho sự cống hiến không mệt mỏi của ông đối với đất nước Singapore.

Những tài liệu chứa trong chiếc hộp có thể cho chúng ta thấy mối quan tâm của ông Diệu đến quốc gia Singapore thật rộng - từ những việc vô cùng bé nhỏ đến những vấn đề vĩ mô; lộ trình hàng ngày của chiếc hộp phần nào phác họa cuộc sống Lý Quang Diệu xoay quanh niềm trăn trở của ông để khiến Singapore ngày một tốt đẹp hơn.

Thời gian tôi làm việc cùng cựu thủ tướng, ông đã rời khỏi vị trí Thủ tướng và trở thành Bộ trưởng Cấp cao. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục cống hiến toàn bộ thời gian và tâm sức để suy nghĩ về tương lai của Singapore. Trong tất cả những chính sách và chiến lược đưa ra, ông luôn hướng bản thân mình, tôi và tất cả đồng nghiệp của tôi để nghĩ sao để Singapore phát triển hơn, duy trì sự thịnh vượng và thành công của đảo quốc.

Năm nay, Singapore sẽ bước sang tuổi thứ 50 và cựu thủ tướng có thể sẽ bước sang tuổi 92 nếu như ông vẫn còn sống đến tháng 9 năm nay. Dù nhập viện vào ngày 5/2/2015, ông vẫn tiếp tục sử dụng chiếc hộp màu đỏ cho đến ngày 4/2/2015.

Tú Anh (theo Straitstimes)

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến