Tin liên quan
Chiều 25/1, một trong các trưởng đoàn kiểm tra cho biết: Các đoàn mới được lập từ chiều 23/1, nên phải từ tuần này mới bắt đầu triển khai kiểm tra. Theo kế hoạch, các đoàn sẽ kiểm tra giá cước vận tải ô tô ít nhất 1 tuần, do phạm vi kiểm tra rộng hơn, nhiều đơn vị hơn so với các lần kiểm tra trước.
Các trưởng đoàn do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT thành lập (lần này không phải là lãnh đạo Cục Quản lý giá, mà lần lượt là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Trưởng đoàn phía Nam, Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính - Trưởng đoàn phía Bắc và Phó Vụ trưởng Vận tải - Bộ GTVT - Trưởng đoàn miền Trung).
Các đoàn sẽ tập trung kiểm tra tài chính, các chi phí đầu vào để xác định xem doanh nghiệp đã kê khai chi phí hợp lý hay chưa (trong đó có chi phí nhiên liệu xăng dầu đã giảm hơn 30%). Từ đó cơ quan chức năng sẽ biết được liệu các đơn vị kinh doanh vận tải đã giảm giá cước hợp lý hay không để có biện pháp xử lý thích hợp.
Các đoàn sẽ tập trung kiểm tra tài chính, các chi phí đầu vào
để xác định xem doanh nghiệp đã kê khai chi phí hợp lý hay chưa khi chi phí nhiên liệu xăng dầu đã giảm hơn 30%.
Trước đó ngày 23/1, Bộ GTVT cũng đã công bố thông tin về kết quả kiểm tra giá cước vận tải tại Hải Phòng và Nghệ An.
Theo báo cáo, đã có doanh nghiệp vận tải ở 43 tỉnh, thành phố thực hiện giảm giá cước với mức giảm từ 1 - 25% với mỗi loại hình vận tải. “Như vậy việc giảm giá cước vẫn tải đã và đang diễn ra ở diện rộng và đều khắp. Các địa phương đều đang tiếp tục rà soát, để nếu đơn vị vận tải chưa giảm hoặc giảm ít sẽ kiểm tra và yêu cầu đơn vị tính toán, kê khai lại giá cước phù hợp với giá nhiên liệu giảm”, đại diện Bộ giao thông vận tải cho biết.
Riêng về kết quả kiểm tra tại Hải Phòng và Nghệ An, Bộ giao thông vận tải cũng cho biết, nhiều đơn vị đã thực hiện công tác giảm giá cước theo đà giảm của xăng dầu.
Riêng tại Hải Phòng, tính đến hết ngày 19/01/2015, trên địa bàn thành phố đã có 37 đơn vị vận tải hành khách thực hiện việc giảm giá cước vận tải ở mức từ 1,3% - 23,5%, tính trung bình mức giảm là 7,7% đối với tuyến cố định và 5,5% đối với taxi; khối vận tải hàng hóa chưa có số liệu thống kê đầy đủ, tuy nhiên qua theo dõi thì hầu hết các đơn vị vận tải hàng hóa đều đã thực hiện giảm giá cước vận tải ở mức từ 2 - 3%.
Tại Nghệ An, đến ngày 05/01/2015 đã có 34/35 đơn vị kê khai giá cước giảm từ 5%-25% (có 01 đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt không có hỗ trợ từ địa phương, giá cước đơn vị đưa ra thấp, tuyến hoạt động khó khăn, UBND tỉnh và các Sở ban ngành liên quan đang xem xét trợ giá cho đơn vị, bên cạnh đó từ năm 2011 đến nay không tăng giá nên đợt này đơn vị không kê khai giảm).
Trong năm 2013 và 2014 Sở GTVT đã thành lập 03 đoàn kiểm tra, qua kiểm tra đã tiến hành xử phạt VPHC đối vơi 09 đơn vị KDVT liên quan đến việc kê khai, niêm yết giá cước vận tải (cụ thể đối với các hành vi kê khai giá cước nhưng không niêm yết hoặc niêm yết không đúng giá kê khai). Tổng mức tiền xử phạt khoảng 45 triệu đồng.
Nên đọc
PV (tổng hợp)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy