Mong đơn giản hóa thủ tục hành chính
Thời điểm trước dịch COVID-19, khu du lịch sinh thái Pù Luông ở xã Thành Lâm, Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) là điểm đến hấp dẫn du khách nước ngoài, giúp các cơ sở du lịch ở đây ăn nên làm ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của huyện miền núi này.
Song, bi kịch bắt đầu xuất hiện khi đại dịch COVID-19 xảy ra, du khách quốc tế gần như bị chặn đường đến Việt Nam, du lịch Pù Luông cũng chịu hậu quả chung.
Hai du khách nước ngoài mắc kẹt ở Pù Luông
Là một trong hai du khách Tây cuối cùng mắc kẹt lại ở Pù Luông, ông Claude, người Canada, du lịch đến đây từ hồi tháng 7. Khi dịch bùng phát mạnh, ông không thể về nước nên chọn ở lại Pù Luông Retreat ở bản Đôn, xã Thành Lâm.
Ông Claude đã đi du lịch đến nhiều nơi nổi tiếng của Việt Nam, nhưng ông yêu thích khí hậu, cảnh quan yên bình, xinh đẹp và con người thân thiện ở Pù Luông. Ở Canada, ông đã nghỉ hưu và mỗi năm đều dành thời gian đến Pù Luông.
“Giờ đây, dù mang tiếng bị mắc kẹt nhưng tôi cảm thấy rất vui vẻ. Mỗi ngày chúng tôi đều tìm kiếm niềm vui bằng cách cùng trải nghiệm cuộc sống nông thôn với người dân bản địa. Tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của mọi người ở cơ sở lưu trú và cả chính quyền địa phương, được tạo điều kiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Mong rằng, đại dịch sớm qua đi để du khách có thể đến được với Pù Luông”, ông Claude nói.
Suốt nhiều tháng dịch, Pù Luông Retreat vắng bóng khách
Pù Luông Reatreat có 24 phòng khách lúc nào cũng đầy khách thời điểm trước dịch, đạt doanh thu khoảng 2 tỷ đồng/tháng. Khi dịch xảy ra, mọi chuyện hoàn toàn đảo ngược, không những mất gần như toàn bộ doanh thu mà cơ sở còn phải chi ra hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để bảo trì và chi trả lương cho nhân viên. Những tháng dịch căng thẳng, khách của cơ sở chỉ có 2 du khách Tây bị mắc kẹt.
Anh Nguyễn Trung Dũng, quản lý của Pù Luông Retreat cho hay, từ tháng 3/2020, cơ sở hoạt động cầm chừng, chủ yếu đón khách trong nước nhưng không đều đặn.
“Từ khi làn sóng dịch thứ 4 thì gần như ngưng mọi hoạt động. Cho đến gần đây, đầu tháng 10, tình hình dịch lắng xuống thì cơ sở mới đón khách trở lại. Song, do nhiều quy định nghiêm ngặt về phòng chống dịch như yêu cầu giấy xét nghiệm COVID-19 tạo thành rào cản với khách đến với Pù Luông. Mong rằng tới đây, khi dịch được kiểm soát, chính quyền địa phương sẽ nới lỏng các thủ tục, tạo điều kiện thông thoáng thu hút khách du lịch trở lại”, anh Dũng nói.
Quyết định đầu tư một homestay, cơ sở Palm Pù Luông của vợ chồng anh Lê Huy Tuyết ở bản Đôn cũng đang phải gồng lỗ khi cơ sở chưa kịp đón khách thì đại dịch bùng phát.
Pù Luông đã mở cửa đón khách trong tỉnh, song buộc du khách phải có kết quả test nhanh COVID-19
Hàng tháng, ngoài phải trả lãi suất ngân hàng thì cơ sở còn phải chi hơn 100 triệu đồng để duy trì và trả lương nhân viên.
Hiện tại, cơ sở bắt đầu mở cửa đón khách, phải đảm bảo song song giữa việc hồi sinh du lịch và đảm bảo các quy định phòng dịch .
“Chúng tôi rất ủng hộ các quy định phòng dịch, nhưng mong sao các thủ tục được đơn giản hóa, số hóa bằng mã QR, thay vì các thủ tục hành chính với nhiều giấy tờ phức tạp, phiền hà cho du khách. Hi vọng, khi chiến dịch tiêm chủng được phổ biến và mở rộng, sẽ có những chính sách nới lỏng về thủ tục xét nghiệm COVID-19 để kích cầu du lịch, giúp ngành du lịch tái sinh”, anh Huy Tuyết nói.
Cần tái cấu trúc lại ngành du lịch
Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 700 doanh nghiệp du lịch và hơn 300 hộ kinh doanh cá thể. Do tình hình dịch COVID-19 bùng phát, đã có 2 doanh nghiệp lữ hành và 16 cơ sở lưu trú du lịch đăng ký tạm dừng hoạt động; còn lại đa phần các doanh nghiệp du lịch hoạt động cầm chừng.
Gần 700 cơ sở lưu trú tại các khu du lịch biển đã đóng cửa; các đơn vị kinh doanh lĩnh vực lưu trú, ăn uống, vận chuyển khách du lịch đạt doanh thu thấp; lĩnh vực lữ hành không có doanh thu…
Doanh nghiệp như ngồi trên đống lửa vì đại dịch khiến các hoạt động bị ngưng trệ, dẫn đến thất thu
Tính sơ bộ trong 6 tháng đầu năm, công suất sử dụng phòng chỉ đạt từ 20 đến 30% và giảm gần 50% so với những năm trước khi có dịch. Đáng nói hơn, các doanh nghiệp lữ hành chịu áp lực rất lớn trong việc bồi hoàn tiền do hủy tour, lùi tour. Từ đầu năm đến nay có trên 250 đoàn với khoảng 12.500 khách báo hủy - hoãn, ước thiệt hại tiền đặt cọc dịch vụ lên đến trên 40 tỷ đồng.
Theo bà Vương Hải Yến, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này, đặc biệt từ đầu tháng 5 đến nay khiến du lịch Thanh Hóa thực sự suy kiệt. Vì vậy bên cạnh giải pháp cấp bách, cũng cần tính đến chiến lược dài hơi, hậu COVID-19
“Chúng ta đã biết, gần đây có chiến lược hộ chiếu vaccine, hướng đến miễn dịch cộng đồng để thúc đẩy kích cầu du lịch nội địa với việc hình thành các liên minh kích cầu du lịch với những sản phẩm dịch vụ ưu đãi; đẩy mạnh chuyển đổi số ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý kinh doanh du lịch. Để phát triển bền vững được sau đại dịch COVID-19 rất cần cấu trúc lại ngành du lịch để sớm đón nhận những cơ hội mới”, bà Vương Hải Yến chia sẻ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh vừa qua cũng đánh giá cao sự chuẩn bị của tỉnh Thanh Hóa cho Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái "bình thường mới" và các chương trình kích cầu du lịch trong thời gian tới; đồng thời nhấn mạnh về lộ trình từng bước tạo nên vùng an toàn, lộ trình an toàn để đón khách, Thanh Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi để thí điểm mở cửa đón khách nội địa.
Trong thời gian tới, Thanh Hóa cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển và du lịch sinh thái cộng đồng phù hợp với tình hình mới. Thông qua các tín hiệu tích cực, tỉnh Thanh Hóa cần nghiên cứu cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động để sớm vực dậy các hoạt động du lịch.
Về phía Tổng cục Du lịch sẵn sàng phối hợp với Thanh Hóa để hoàn thiện các nội dung kế hoạch phục hồi du lịch của tỉnh, đồng thời sớm công bố bộ tiêu chí an toàn để các địa phương có định hướng triển khai. Tổng cục Du lịch tin tưởng tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành điểm sáng để du lịch Việt Nam từng bước khôi phục trong thời gian sớm nhất.
Luật Du lịch được Quốc hội khóa XI thông qua vào tháng 6/2005 trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh Du lịch, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 cùng với các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, phát triển du lịch ở địa phương. Trong 10 năm qua, tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi tác động đến việc thực hiện Luật Du lịch. Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi với nhiều cam kết quốc tế. Ở trong nước, tác động từ những thay đổi trong quan hệ xã hội khi đất nước phát triển và hội nhập; đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành đã dẫn đến việc thực hiện Luật Du lịch 2005 gặp nhiều khó khăn, không phù hợp với điều kiện thực tế và cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Xin visa du lịch hàn quốc mới nhất
- tam coc ninh binh is Worth Visiting
- đồng phục SCB
- Chảo lá sen
- công ty may áo thun đồng phục chất lượng
- thung nham
- best restaurant in da nang
- đồng phục Hải Anh
- https://starcsn.com
- xe nam việt bình dương đi vũng tàu
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói
- in đồng phục Hải Anh
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy