Tin liên quan
Sáng nay (12/12) tại Hà Nội, Vụ Pháp luật Dân sự- Kinh tế, Bộ Tư pháp tiến hành Tọa đàm lấy ý kiến xây dựng hoàn thiện Quy trình và Đề án đảm bảo quyền lợi Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/07/2014 của Chính Phủ.
Trong khuôn khổ buổi hội thảo, Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế đã trình bày Báo cáo kế hoạch và định hướng nội dung việc xây dựng “Quy trình tham vấn các doanh nghiệp theo nguyên tác công khai- mình bạch của WTO trong việc xây dựng chính sách- pháp luật” và “Đề án thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại”.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện quy trình và đề án
Tại đây, luật gia Vũ Xuân Tiền- Ủy viên BCH Hội luật gia thành phố Hà Nội đã nêu ra 5 vướng mắc chính cần tháo gỡ trong chính sách ở nước ta hiện nay. Đó là, việc tham vấn ý kiến của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đối với các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta chưa triệt để; Các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản về chính sách kinh tế xã hội chưa thực sự khách quan khi dự thảo văn bản và tiếp thu các ý kiến trong quá trình tham vấn. Bên cạnh đó, quy định pháp lý đối với tiếp thu các ý kiến tham vấn và xử lý những vấn đề có ý kiến khác nhau chưa đầy đủ, rõ ràng; Việc tham vấn các chính sách trong những năm vừa qua trùng lắp quá nhiều nội dung và trình tự; khi tham vấn thì tập trung quá nhiều vào chiều rộng, ít chú ý đến chiều sâu.
Luật gia Vũ Xuân Tiền cũng đưa ra 5 kiến nghị về nội dung và quy trình tham vấn chính sách. Các cơ quan cần thay đổi tư duy về xây dựng pháp luật, thay đổi quy trình xây dựng luật và xác định nội dung cần tham vấn phù hợp với đối tượng tham vấn. Quá trình tham vấn cần thống nhất vào một đầu mối và đa dạng hóa hình thức, đặc biệt phải công khai, minh bạch những đơn vị tổ chức tham vấn.
Luật sư Lê Hồng Lam, Phó trưởng phòng Tố tụng, công ty luật Lạc Việt cũng tư vấn cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng tòa án trong các vụ án kinh doanh thương mại. Theo ông Lam, tranh chấp trong kinh doanh thương mại là điều không ai muốn xảy ra, tuy nhiên nó luôn tiềm ẩn hoạt động các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng. Các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức trong pháp lý giải quyết tranh chấp bằng tòa án là điều hết sức cần thiết trong HĐKD của mình”.
Luật sư Lê Hồng Lam, Phó trưởng phòng Tố tụng- công ty luật Lạc Việt
TS Nguyễn Minh Hằng, Trưởng khoa Luật - Đại học Ngoại thương cũng nhận định những thua thiệt của DNNVV Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với nước ngoài. Điển hình như vụ Unimex Thái Binh ký hợp đồng với công ty ma Samoa Network, chịu mất trắng 10.000 MT gạo và 300.000 USD cước phí hay vụ Vietnam Airlines với Luật sư Liberati. Các doanh nghiệp không thể kiện được hoặc gặp khó khăn lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp vì điều khoản giải quyết tranh chấp có khuyết tật, nếu có kiện được thì khả năng thắng rất thấp.
Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, các đại biểu từ DNNVV cùng các luật sư cùng nhau đưa ra những ý kiến đóng góp hoàn chỉnh đề án công khai minh bạch doanh nghiệp theo quy định tham gia WTO. Luật sư Phan Đức Tiến- Công ty luật Bách Khoa cho rằng: “Trước tiên quy trình tham vấn nên được chuẩn hóa theo chuẩn mực quốc tế. Mục tiêu của việc ban hành luật pháp là để doanh nghiệp chấp hành pháp luật, vậy có nên chăng để doanh nghiệp sáng tạo và thực thi pháp luật? Đứng trên vai trò là người đã tham gia tư vấn cho nhiều doanh nghiệp thì tôi nghĩ rằng giữa hiệp hội và cơ quan soạn thảo nên có mối quan hệ gần gũi hơn".
Hoa Liên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy