Tại Tọa đàm “Chính phủ và doanh nghiệp: Đồng hành vượt khó” do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức sáng 8/10, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, trước đây, để bứt tốc vượt qua đại dịch, Chính phủ đã thể hiện sự quyết liệt, kịp thời, sáng tạo và đặc biệt lắng nghe các DN với 3 quyết sách rất lớn: Chuyển chiến lược phòng, chống dịch từ Zero-Covid sang thích ứng linh hoạt; tổ chức tiêm vaccine trong cả nước rất kịp thời cùng các giải pháp hỗ trợ DN phục hồi và phát triển hậu Covid-19.
“Những chính sách rất lớn của Chính phủ đã giúp DN bảo toàn lực lượng, không bị đứt gãy trong sản xuất, nếu có cũng chỉ là sự đứt gãy không lớn. Do đó việc phục hồi nền kinh tế rất nhanh và tạo điều kiện cho DN chiếm được vị trí mới trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu”, Chủ tịch VCCI nhận xét.
Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Ông Phạm Tấn Công cũng nhận định, yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với DN hiện nay là phải thông suốt về tài chính tiền tệ, lưu thông hàng hoá, đặc biệt là nhân lực, phải có đủ nhân lực để đáp ứng các đơn hàng, từ đó mới nắm bắt được các cơ hội.
“Vốn là vấn đề trọng yếu, là tồn tại hay không tồn tại đối với DN. Chính vì thế điểm nghẽn nhưng cũng là điểm nóng và là câu chuyện khó nhất đối với Chính phủ trong điều hành kinh tế hiện nay chính là tháo gỡ bài toán về vốn”, ông Công đề cập.
Từ thực tế hoạt động của DN, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC chia sẻ, dù đã vượt qua đại dịch bằng sự cố gắng của mỗi DN, nhưng hiện nay, khi các DN đang xây dựng nội lực, hệ thống chương trình hoạt động dài hạn, rất cần hỗ trợ từ Chính phủ cũng như các chương trình thúc đẩy khai thông nguốn vốn.
“Nhu cầu vốn của đại bộ phận DN đang rất thiếu do đó cần có khuôn khổ pháp lý hỗ trợ để khai thông dòng tiền. Không những về vốn, khi DN đi xin một giấy phép nào đó, các quy trình và thủ tục vẫn luôn là bài toán đau đầu nhất, gây ức chế rất lớn”, ông Tùng phản ánh.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank).
Xác định hệ thống ngân hàng luôn đồng hành cùng khách hàng trước khó khăn của nền kinh tế, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) khẳng định, Sacombank và các ngân hàng khác hơn lúc nào hết luôn cân đối lợi nhuận, có thể hy sinh một phần lợi nhuận của mình đối với những DN khó khăn do dịch.
Theo bà Diễm, gần đây Chính phủ và NHNN cũng đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất. Các hạn mức đã được giao cho các ngân hàng áp dụng và tìm ra những đối tượng khách hàng phù hợp để đưa chính sách hỗ trợ giảm lãi suất xuống cho DN. Đối với những DN đến hạn không trả nợ, ngân hàng phải giải quyết bài toán cơ cấu nợ, trích lập quỹ dự phòng…
“Tất cả những chính sách này Sacombank luôn tuân thủ và luôn giải bài toán khó khăn giai đoạn ngắn hạn. Sacombank phải sàng lọc DN sản xuất, DN xuất nhập khẩu, DN tiêu dùng, cho vay cá nhân, cho vay online và cuối cùng mới tới bất động sản và trái phiếu. Như vậy, Sacombank rất mong muốn giữa những chính sách kinh tế vĩ mô, điều hành ổn định, NHNN và Chính phủ chắc chắn sẽ có những quyết sách lớn để ủng hộ vấn đề này”, bà Diễm nói.
Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên.
Tại tọa đàm, đánh giá về khả năng cung ứng vốn cho nến kinh tế và hỗ trợ DN, Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho rằng, sau dịch, nền kinh tế luôn thiếu vốn, nhưng bơm vốn bằng cách nào, như thế nào để giữ được an toàn cho kinh tế, đồng thời đảm bảo được tăng trưởng kinh tế là điều rất cần chú ý.
“Việc bơm vốn cho nền kinh tế là việc phải làm nhưng thời gian qua, vốn và tín dụng tăng trưởng khá “nóng”. Trong bối cảnh nguồn vốn bơm ra nền kinh tế, đặc biệt giải ngân vốn đầu tư công cũng như giải ngân vốn cho các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế còn rất chậm, sự bùng nổ của thị trường vốn tư nhân rất có ý nghĩa để giúp giải tỏa cơn khát. Khi đối mặt với nền kinh tế còn nhiều khó khăn và có thể còn kéo dài, các DN muốn có cơ hội phục hồi, trỗi dậy mạnh mẽ cần phải đặc biệt chú ý đến cấu trúc phát triển, trong đó rất cần có sự hỗ trợ phát triển của thị trường tài chính”, ông Thiên nói.
Các diễn ra tại tọa đàm đều cho rằng, trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển DN bằng các giải pháp cụ thể, đồng bộ cả trước mắt và lâu dài của Chính phủ, tới đây nhiều xung lực mới cho hoạt động của DN sẽ tiếp tục được tạo ra, cộng đồng DN sẽ tận dụng được tối đa được các tiềm năng, lợi thế, cơ hội để vững bước vượt qua khó khăn, thách thức; chủ động thích ứng với mọi hoàn cảnh, phát triển ngày càng lớn mạnh, bền vững, đóng góp thiết thực và sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.
Tác giả: Nguyễn Quỳnh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- Học viện CEO Hà Nội
- áo khoác đồng phục Hải Anh
- dong phuc cong ty
- Phần mềm quản lý khách hàng Getfly CRM
- xưởng may gấu bông Mino
- Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói
- cách thành lập công ty xuất nhập khẩu
- áo thun đồng phục có cổ Hải Anh
- dịch vụ thiết kế website
- opinion essay là gì
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy