Tin liên quan
Không cho cổ phần hoá vì… sợ mất đất
Trong đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, ông Võ Hồng Viễn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch và Thương mại Công đoàn Nghệ An cho biết, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã dùng quyền lực không cho phép doanh nghiệp được cổ phần hoá, dù trước đó doanh nghiệp đã gửi phương án cổ phần hoá và Liên đoàn lao động Nghệ An cũng đã xin chủ trương từ Tổng liên đoàn.
Trong thời gian 3 tháng Liên đoàn lao động Nghệ An đã chỉ đạo công ty làm đầy đủ các thủ tục văn bản hướng dẫn theo chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp. Tiếp đến, ngày 28/4/2014 Liên đoàn lao động Nghệ An đã gửi công văn cho Tổng liên đoàn và Ban Tài chính xin phê duyệt giá trị doanh nghiệp.
“Tạm dừng thực hiện cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Du lịch và Thương mại công đoàn Nghệ An, giao Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An chỉ đạo công ty chủ động sáng tạo trong kinh doanh, có giải pháp khai thác hiệu quả hệ thống khách sạn 7 tầng mới, tìm kiếm đối tác, tiết kiệm chi phí duy trì hoạt động”, công văn ngày 25/12 nêu rõ.
Ngày 23/3/2016 Đoàn kiểm tra khảo sát Tổng liên đoàn vào họp và chỉ đạo Liên đoàn Lao động Nghệ An lập 3 phương án: thứ nhất, chuyển giao về cho Tổng liên đoàn quản lý. Phương án 2, bán toàn bộ công ty thu hồi vốn về cho Tổng liên đoàn.
Ngày 19/5/2016, sau khoảng 2 tháng, công ty cũng đã gửi Tổng liên đoàn trình bày các khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh nhấn mạnh ảnh hưởng do hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung theo đó, xin phương án để thực hiện nhưng không có phương án nào.
Từ hàng loạt những mốc sự kiện nêu trên, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du lịch và thương mại công đoàn Nghệ An cho rằng, việc dừng lại không cho cổ phần hoá của đơn vị chủ quản – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam là để giết chết một doanh nghiệp trong khi Tổng liên đoàn là cơ quan đại diện cho các tổ chức công đoàn và đòi quyền lợi cho người lao động.
Ngoài ra, cũng tại đơn kêu cứu, đại diện doanh nghiệp đã nêu khó khăn của doanh nghiệp, người lao động khi nợ nần chồng chất, không có khả năng trả nợ ngân hàng dẫn đến phá sản… mà nguyên nhân do không được đơn vị chủ quản cho phép cổ phần hoá.
Trao đổi với báo chí, ông Viễn cũng cho biết, trong quá trình làm việc với Tổng liên đoàn lao động ông cũng nhận được những câu trả lời thiếu trách nhiệm.
Theo Dân Trí
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy