Đóng tại Khu công nghiệp Lễ Môn (phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa), Công ty TNHH Giày Sunjade Việt Nam đang có nhu cầu tuyển dụng rất lớn do có nhiều đơn hàng. Hiện công ty đang mở rộng thêm dây chuyền, nhà xưởng, cần tuyển thêm 2.000 công nhân.
Chị Nguyễn Thị Lan, Phó quản đốc của công ty, cho biết, dịch COVID-19 tại Thanh Hóa đang được kiểm soát tốt, do đó không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của công ty. Từng có thời điểm dịch căng thẳng, doanh nghiệp ngừng tuyển dụng, nhưng nay thì nhu cầu tuyển dụng tăng cao.
Kiểm soát tốt dịch COVID-19 giúp doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất
Năm 2020, do dịch COVID-19, Công ty TNHH Giày Rollsport (Hồng Mỹ 1) ở Khu Công nghiệp Hoàng Long, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa) đã phải cắt giảm lao động.
Tuy nhiên năm 2021, các đơn hàng được phục hồi và nhu cầu nguồn lao động cũng tăng theo. Để bảo đảm cho kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công ty hiện có nhu cầu tuyển gần 3.000 công nhân.
Để có đủ nhân công, công ty phải mời lao động cũ quay lại làm việc, thông qua các phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa. Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự phải về các xã trên địa bàn tỉnh này phát tờ rơi, treo băng rôn tuyển lao động.
Đóng tại xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn, Công ty TNHH Giày Adiana Việt Nam đi vào hoạt động vào tháng 5/2021 với 6.000 công nhân, sau khi dịch được kiểm soát, công ty đã mở rộng sản xuất và cần tuyển hơn 4.000 lao động.
Theo chị Lê Thị Thanh, cán bộ Phòng nhân sự , trước đây việc tuyển lao động rất khó khăn nhưng thời điểm này, việc tìm kiếm công nhân dễ dàng hơn khi có nguồn nhân lực trở về từ vùng dịch.
Doanh nghiệp đã thông qua Phòng Lao động của huyện, nhờ kết nối với xã, tuyên truyền bằng loa phát thanh về nhu cầu tuyển dụng. Doanh nghiệp thông tin rõ nhu cầu nhân sự với từng bộ phận để người lao động biết bản thân phù hợp với công việc ở bộ phận nào. Trung bình mỗi tháng công ty nhận 350-400 bộ hồ sơ. Đa số họ là những người trở về từ vùng dịch.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Triệu Sơn, trên địa bàn có 6 doanh nghiệp FDI thì 4 công ty đang có nhu cầu tuyển dụng với số lượng khoảng 7.000 công nhân và có thể lên đến 17-18 nghìn công nhân trong năm 2022. Trong khi đó, địa phương này có hơn 9.000 lao động trở về từ vùng dịch, hơn 4.000 lao động trong số đó có nhu cầu việc làm.
Ông Hùng cho biết, số lao động trở về từ vùng dịch rất đông nhưng không đáng lo ngại bởi nhu cầu tuyển dụng của các công ty trên địa bàn rất lớn.
“Tới đây, huyện sẽ có công văn thông báo cho toàn bộ 34 xã, thị trấn chỉ đạo tuyên truyền trên loa địa phương để người lao động nắm bắt, chủ động liên hệ việc làm", ông nói.
Các KCN tỉnh Thanh Hóa hiện có 411 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh.Theo LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa, để thích ứng với tình hình dịch COVID-19 hiện nay, góp phần thực hiện mục tiêu kép vừa duy trì sản xuất, vừa chống dịch, nhiều DN tại các khu công nghiệp ở Thanh Hóa đã chủ động thực hiện mô hình "3 tại chỗ", "1 cung đường - 2 điểm đến". Cụ thể, đã có 59 DN thực hiện "3 tại chỗ", với 4.294 lao động làm việc, ăn, ở tại công ty; có 113 DN thực hiện "1 cung đường - 2 điểm đến", với 103.730 lao động.
Theo Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau: "3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu. b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu." Theo Luật sư Đặng Anh Đức, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, trong trường hợp giãn cách xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước mà người lao động không thể đi làm thì được trả lương ngừng việc (do hai bên thỏa thuận) vì thuộc trường hợp ngừng việc vì dịch bệnh nguy hiểm. Và việc thỏa thuận dựa theo quy định tại khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019. Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu theo từng vùng hiện nay như sau: Vùng I, mức 4.420.000 đồng/tháng; Vùng II, mức 3.920.000 đồng/tháng; Vùng III, mức 3.430.000 đồng/tháng; Vùng IV, mức 3.070.000 đồng/tháng. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy