Tin liên quan
Từ trái qua: Ông Nguyễn Mại, bà Phạm Chi Lan, ông Võ Đại Lược
Doanh thu, lợi nhuận giảm nhưng thu thuế vẫn cao
Tại Diễn đàn Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 4/10, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, hiện doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn, trên 85%. Do quy mô siêu nhỏ và nhỏ càng nhiều khiến năng lực cạnh tranh càng yếu.
Cũng theo ông Mại, tham gia góp ý Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thấy trong luật đó rất đại khái, chung chung không có đột phá để làm giải pháp.
Với những hạn chế được chỉ ra mà nguyên nhân do không có tư duy hệ thống, ông Mại cho rằng, điều đó dẫn đến các giải pháp như giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng chỉ là những giải pháp mang tính chất nhỏ giọt.
“Bao nhiêu doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay không có lãi? Có thể nói trên 50% do đó việc giảm thuế 5% thì cũng không làm được gì, hệ thống thuế cần đặt lại vấn đề”, ông Mại đặt vấn đề.
Dẫn một kết quả khảo sát, ông Mại cho biết, đồ thị về doanh thu từ năm 2010-2014 cho thấy, doanh thu của doanh nghiệp lúc lên lúc xuống, thậm chí năm 2013 giảm mạnhg, lợi nhuận cũng tương tự như vậy, nhưng thu từ thuế bao giờ cũng cao. “Việc thu thuế được thực hiện bất chấp doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm”, ông Mại nhấn mạnh.
Cũng theo ông Mại, Việt Nam không thiếu Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, nếu tổng hợp lại các quỹ đảm bảo thế chấp của các tỉnh thành phố sẽ thấy nhiều quỹ nhưng vấn đề thực thi dở, mấu chốt là làm thế nào để doanh nghiệp đổi mới và thực chất chính là thay đổi cơ chế.
Doanh nghiệp tư nhân quá còi cọc
Cũng nêu quan điểm tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế, ông Võ Đại Lược cho biết, hiện nay doanh nghiệp tư nhân quá “còi cọc”, doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, chỉ còn khu vực doanh nghiệp FDI phát triển thực và chiếm 70% xuất khẩu.
“Nền kinh tế của chúng ta hiện nay có thể xem FDI giữ vai trò quan trọng, công nghiệp cao cũng FDI, thấp cũng FDI, doanh nghiệp tư nhân cực yếu và có nguy cơ càng ngày càng kém đi lý do là vì chính sách không muốn nó phát triển, tất cả các đại gia của Việt Nam rất hiếm đại gia sản xuất công nghiệp”, ông Lược nói.
Ông Lược cho rằng để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, cần vực dậy doanh nghiệp tư nhân, nếu không thậm chí sẽ “lụi bại” đặc biệt trong bối cảnh cơ chế quan liêu và xin cho như hiện nay.
Vị chuyên gia này cũng đề xuất việc dẹp bớt doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, quá cồng kềnh để nhường cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.
Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế cao cấp, bà Phạm Chi Lan cũng cho biết, dù Luật pháp hiện nay đều “khá ngon lành” nhưng quá trình đổi mới không đồng bộ, cho phép khu vực tư nhân phát triển nhưng vẫn dựa vào khu vực nhà nước, vẫn coi khu vực doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo và phân bổ 50% nguồn lực quốc gia vào đây.
“Dù luật hay đến mấy thì cũng không thể phát triển được, không có sự đồng đều ở phân vai kinh tế thị trường. Nếu đã là kinh tế thị trường thì phân vai rõ ràng nhà nước làm gì, doanh nghiệp làm gì. Nhà nước đang có sự lạm quyền, độc quyền, không thực hiện đúng vai trò của mình là giám sát”, bà Lan nhấn mạnh.
Theo Bizlive.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy