>> Doanh nghiệp vận tải 'lao đao' và bài toán xoay xở trong dịch COVID-19
>> Hết điêu đứng vì dịch, doanh nghiệp vận tải lại gặp khó khi giá xăng dầu tăng
Ông Lê Xuân Long, Giám đốc Công ty Cổ phần vận tải ô tô Thanh Hóa (TP Thanh Hoá) cho biết, công ty buộc phải cắt giảm 20% nhân sự. Thời điểm chưa dịch, công ty có 25 xe buýt hoạt động, hiện nay chỉ hoạt động 50%, cắt giảm cả số xe và tần suất các chuyến. Do lo ngại dịch, người dân cũng không còn mặn mà với phương tiện công cộng.
"Doanh thu mang lại chỉ đủ tiền dầu, không đủ chi trả lương cho các lao động và chi phí khác", ông Long nói.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Thanh Hóa cũng cho biết, các doanh nghiệp vận tải mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp giãn nợ bảo hiểm. Đồng thời, đề xuất các ngân hàng nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải cơ cấu nợ - giãn vay, không nhảy nhóm nợ. Cho vay các gói chính sách với lãi suất đặc biệt để các đơn vị vận tải khôi phục kinh doanh.
Tại địa bàn Nghệ An, đến nay, sau khi tình hình dịch cơ bản đã được kiểm soát, các hoạt động vận tải nội tỉnh và liên tỉnh được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, mức độ hoạt động còn hạn chế khi người dân vẫn e ngại sử dụng các dịch vụ vận tải hành khách công cộng trong và ngoài tỉnh.
Ông Trần Ngọc Thạch, Chủ nhà xe Thạch Thành thông tin, công ty có 2 loại hình dịch vụ vận tải hành khách là vận tải liên tỉnh đường dài và dịch vụ xe buýt. Với hơn 100 đầu xe, hàng trăm nhân viên nhưng kể từ tháng 6/2021, khi dịch bùng phát mạnh ở Nghệ An, hoạt động vận tải tạm dừng. Khiến công ty vô cùng khó khăn trong chi tiêu, doanh thu thì bằng 0 nhưng vẫn cố gắng hỗ trợ một phần lương cho nhân viên.
“Ngay khi nhận thông tin hoạt động vận tải hành khách phải tạm dừng hoạt động chúng tôi cũng hơi buồn nhưng mục tiêu chung đó là chống dịch nên dù thế nào cũng chấp hành. Hơn 4 tháng đó, công ty không có doanh thu. Trong khi đó, vẫn phải chi tiêu những khoản thật sự cần thiết”, ông Thạch nói.
Ông chủ nhà xe Thạch Thành cũng chia sẻ thêm, trong điều kiện đó, rất may ngân hàng có giãn nợ, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp vận tải kịp thời. Phần nào giảm bớt gánh nặng, áp lực cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các dịch vụ vận tải đã được hoạt động trở lại tuy nhiên theo ông Thạch, lượng khách hàng vẫn còn ít. Tâm lý người dân vẫn ngại đi xe khách nên chạy có khi cũng lỗ.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Đàm Văn, Chủ tịch Hiệp hội vận tải tỉnh Nghệ An, Tổng giám đốc Công ty TNHH Văn Minh cũng cho rằng, vừa qua, hội cũng nhóm họp để đưa ra thảo luận phương án để cùng nhau vượt qua thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, rất khó để tìm ra cách làm nào khác ngoài việc cắt giảm nhân sự, giảm chi tiêu.
“Tình hình vận tải cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng đợt này đang rất khó khăn. Hơn 4 tháng, các tuyến chính liên tỉnh không hoạt động được tình hình các doanh nghiệp cũng đang cố gắng cầm cự bằng cách giảm nhân sự, giảm chi tiêu, chắt bóp từng chút một”, ông Văn nói.
Về phía doanh nghiệp của mình, ông Văn cho hay, đối với nhà xe Văn Minh cũng nằm trong khó khăn chung. Cũng không thể tìm cách nào khác, đơn vị phải cắt giảm nhân sự, cắt những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết.
“Hiện doanh nghiệp vận tải hành khách cũng đã được hoạt động trở lại tuy nhiên hành khách ít, chi phí xăng dầu lại tăng trong khi đó giá vé không thể tăng lên được nên việc phục hồi cũng đang rất khó khăn, bài toán khó cho các doanh nghiệp vận tải”, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Nghệ An tâm tư.
Đối với hoạt động chống dịch, thời gian vừa qua, 2 doanh nghiệp vận tải Thạch Thành và Văn Minh cũng đã rất tích cực trong việc hỗ trợ các chuyến xe vận chuyển người dân từ miền Nam về quê bằng xe máy.
“Thời gian vừa qua, Văn Minh cũng như các hãng xe khác đã chủ động phối hợp với cơ quan chức năng hỗ trợ chuyên chở người dân từ miền Nam trở về quê bằng xe máy khi đến cầu Bến Thủy. Trong điều kiện doanh nghiệp cũng khó khăn nhưng anh em vẫn rất cố gắng cùng Nhà nước chống dịch”, ông chủ nhà xe Văn Minh nói.
Cũng trăn trở nhiều, ông Lương Phan Kỳ, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Tĩnh cho biết: "Đợt dịch vừa qua ngành vận tải bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất. Bước đầu chúng tôi đã thực hiện tốt các chủ trương và định hướng của Bộ Giao thông Vận tải hỗ trợ các doanh nghiệp. Riêng tỉnh Hà Tĩnh thì Sở Giao thông Vận tải đã trình với UBND tỉnh để khắc phục hỗ trợ những chính sách phù hợp để vực dậy doanh nghiệp vận tải. Khi Chính phủ cho khai thác tuyến và lộ trình các tuyến thì doanh nghiệp đã bắt đầu khai thác trở lại và phải đảm bảo công tác phòng chống dịch".
Ngày 17/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành Hướng dẫn tạm thời mới về tổ chức vận tải với 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo thích ứng ăn toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Theo đó, Hướng dẫn vận tải mới lần này của Bộ GTVT cũng gắn liền với phạm vi đánh giá cấp độ dịch. Cụ thể: Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch được đánh giá từ quy mô cấp xã. Khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả. Đối với hành khách tham gia giao thông (trừ vận tải hàng không, đường sắt) phải đáp ứng các yêu cầu như tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế. Về xét nghiệm y tế, Bộ GTVT chỉ yêu cầu xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở. Đối với tất cả các cấp độ dịch, chỉ yêu cầu xét nghiệm một trong các trường hợp: Có nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp 3; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); không yêu cầu xét nghiệm khi đi lại trong địa bàn. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm một trong các trường hợp: Khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; đến từ địa bàn có dịch ở cấp 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa). Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch đối các với đối tượng áp dụng tại hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới. |
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Văn Bình - Lương Diễn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- may áo khoác gió đồng phục Hải Anh
- áo thun đồng phục công ty
- Cty vận tải bắc nam
- Mẫu gấu bông
- gửi đồ từ việt nam sang nhật
- máy may công nghiệp
- đồng phục Techcombank
- Tổng hợp cách sưởi ấm cho chó con hiệu quả
- Cung cấp cho Thuê bốc vác theo giờ giá tốt
- Dịch vụ xây dựng group facebook
- Thuê xe tải chở hàng
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy