Tin liên quan
Cụ thể, ngày 22/07, Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim đã có công văn gởi Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và Chi cục thuế Quận 1 TP HCM, khẳng định thông tin Bộ Tài chính công bố rằng công ty này nợ thuế trên 83 tỷ đồng là không đúng và công ty này không hề nợ thuế Nhà nước.
Qua làm việc với Cục thuế Quận 1 TP HCM thì Nguyễn Kim được cho biết là do hệ thống phần mềm của cơ quan thuế bị trục trặc nên số liệu ghi nợ thuế phản ánh không chính xác.
Công ty Nguyễn Kim đã yêu cầu Bộ Tài chính tháo gỡ tên công ty trong danh sách 200 doanh nghiệp nợ thuế lớn của TP HCM, đồng thời có thông báo đính chính về việc này.
Nguyễn Kim bị lọt vào danh sách nợ thuế do "trục trặc hệ thống phần mềm" tại cục thuế
Tương tự Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động khẳng định việc bị “bêu” tên nợ 11,9 tỷ đồng tiền thuế cũng từ sự cố liên quan đến trục trặc hệ thống phần mền tại Cục thuế Quận 1, TP HCM bởi doanh nghiệp này không hề nợ thuế mà còn là doanh nghiệp vừa được Cục thuế TP HCM tuyên dương thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế vào đầu tháng 7 vừa qua.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp khác cũng phản hồi là không hề nợ thuế như: Công ty CP Pico, Công ty CP Địa ốc Him Lam, Công ty TNHH may thuê giày An Phước, Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam – công ty CP Seaprodex… Hầu hết các doanh nghiệp này đều cho rằng bị nhầm lẫn do lỗi phần mềm quản lý của các cơ quan thuế trên địa bàn TP HCM.
Theo ông Lê Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục thuế TP HCM, Cục thuế có tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp về sự nhầm lẫn khi bị nêu tên trong danh sách nợ thuế. Đó là do lỗi ứng dụng chương trình quản lý thuế tập trung (TMS) còn một số chỉ tiêu sai sót dẫn đến việc kết xuất số nợ chưa chính xác. Trong thời gian sớm nhất cơ quan thuế sẽ có thông tin đính chính hợp lý.
Trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế lớn trên cả nước mà Bộ Tài chính vừa công khai, đa số tập trung vào các doanh nghiệp ngành bất động sản và xây dựng. Theo các cơ quan thuế thì do thời kỳ khủng hoảng bất động sản vừa qua, các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn nên có khoản nợ và phạt lớn kéo dài từ nhiều năm trước.
Đơn cử, tại TP HCM hàng loạt các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản có mặt trong danh sách nợ thuế “khủng” như: Công ty CP bất động sản Tiến Phước (nợ 57,4 tỷ đồng); Công ty CP Xây dựng Công trình và Đầu tư Địa ốc Hồng Quang (38 tỷ đồng); Công ty CP thép Thăng Long (25 tỷ đồng); Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Vận tải M.K (22 tỷ đồng)…. Và vừa qua trong danh sách 21 doanh nghiệp nợ thuế mà TP HCM công khai khi đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế đều là các doanh nghiệp trong ngành bất động sản và xây dựng.
Tại Hà Nội, những cái tên nổi bật với số nợ “khủng”: Công ty cổ phần Sông Đà - Thăng Long (375 tỷ đồng); Tổng công ty công nghiệp Tàu thuỷ (133 tỷ đồng), Công ty TNHH Xây dựng Dân dụng và công nghiệp Delta (100 tỷ đồng); Công ty cổ phần Viglacera (88 tỷ đồng); Công ty CP CAVICO xây dựng cầu hầm ( 88 tỷ đồng); Công ty CP tập đoàn điện tử công nghiệp Việt Nam (66 tỷ); Tập đoàn Bitexco (22 tỷ đồng); Lilama Hà Nội (22 tỷ đồng)…
PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy